Hôm nay,  

Gánh Hàng Rong Cuối Năm

26/12/200200:00:00(Xem: 4310)
Bạn,
Vào những tuần lễ cuối năm, trong khi những gia đình khá giả náo nức chuẩn bị đón Tết, thì hàng chục ngàn dân nhập cư cũng tất bật với bao nỗi lo. Đối với họ, được quây quần cùng gia đình trong ba ngày Tết là niềm mơ ước to lớn bởi có người đã chục năm vẫn chưa một lần về quê. Bởi vậy, với gánh hàng rong trên vai, họ tất tả cho cuộc mưu sinh để hy vọng có tiền về quê vào những ngày giáp Tết. Báo SGGP đã ghi nhận tình cảnh của những người bán hàng rong vào những tuần lễ cuối năm qua đoạn ký sự như sau.
Khi mọi người còn chìm trong giấc ngủ say thì ở xóm nhập cư quanh nhà thờ Tân Phú Hòa (phường 19 quận Tân Bình) đã rất náo động. Tất cả mọi người đều thức dậy, lục đục sửa soạn quang gánh để chuẩn bị cho ngày làm việc mới. Từ quận Tân Bình, các chị kéo bộ đến chợ Mai Xuân Thưởng (quận 6) lấy rau và cùng các đồng nghiệp qua chợ Xóm Củi (quận 8) lấy thịt cá chất đầy gánh. Tuy không đói nhưng ai cũng nuốt vội gói xôi để đủ sức cho một cuộc hành trình cật lực. Chị Hiền cho biết: Ở khu nhà thờ này, hết 2/3 dân cư của làng Mỹ Lộc, xã Cao Đức, huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh đến trọ. Người này vào rồi kéo theo người kia, người đi trước kéo người đi sau, không có vốn thì hùn nhau cho mượn. Mỗi gánh hàng khoảng vài trăm nghìn đồng, may mắn bán hết thì lời khoảng 20 ngàn đồng, tuy chi phí cho bữa ăn chỉ 2 ngàn đồng/ngày nhưng phải trả tiền thuê nhà, điện nước.Vì thế, nếu không bệnh đau thì mỗi tháng cũng tích góp gởi về quê được 300 ngàn đến 500 ngàn đồng. Số tiền không là bao nhưng đối với cha mẹ, con cái ở quê thì quý lắm!

Bán lâu năm mới quen khách, với các mối quen, các chị gần như kiêm luôn nhiệm vụ đi chợ giúp. Các chị tìm hiểu sở thích của từng gia đình để chọn hàng phù hợp. Vì thế, nhiều chị phải dậy thật sớm, đến các chợ đầu mối trước mọi người thì mới lựa chọn được thức ăn tươi, ngon. Chị Đỗ Thị Yên tâm sự: "Chỉ cần nghỉ một ngày là mất khách ngay. Những hôm mưa, đường trơn trợt cũng phải gánh vì lúc ấy, mọi người ngại đi chợ, mình bán được nhiều hàng. Phải gắng sức gánh hàng một thời gian dài mới quen được việc."
Hồi đầu, mới từ quê ra phố, nhiều người bán xong, đi mãi, đi mãi không biết đường về, thuê xe xích lô chở về đến nhà coi như mất hết tiền lời cả ngày hôm đó. Đó là chưa kể, quen đường rồi nhưng lâu lâu cũng bị tai nạn. Như trường hợp chị Liên, bị một thanh niên chạy xe máy đánh võng vướng vào quang gánh lôi chị té xuống đường rồi bỏ chạy mất, rau cá văng tứ tung. Vốn mất đã đành, chị còn phải nghỉ bán mấy ngày và tốn thêm tiền thuốc.
Bạn,
Cũng theo ghi nhận của báo SGGP, dù vô cùng vất vả nhưng từng ngày, từng giờ, dòng người cùng cảnh ngộ cứ đổ xô về thành phố kiếm sống, thế là nảy sinh tình trạng cung vượt cầu. Bởi vậy mà muốn bán được nhiều hàng thì phải đi xa ra các quận vùng ven thành phố, họ phải lội bộ cả hàng chục cây số với gánh hàng rong trên vai, và họ đã tất bật cho cuộc mưu sinh từng ngày trên từng đoạn đường gian khó của cuộc đời.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Địa cầu ngày càng nóng hơn, biến đổi khí hậu (BĐKH) gay gắt hơn, biển ngày càng dân cao hơn, nhiều vùng ven biển Việt Nam đang sạt lở tới mức báo động, diện tích nông nghiệp ở nhiều vùng đồng bằng bị biển xâm thực và ngập mặn nhiều hơn…
Kinh tế Việt Nam sẽ tăng chậm lại trong năm 2019, nhưng vẫn là mức tăng nhanh nhất khu vực.
Du khách tới Sài Gòn tăng đều… Tiền thu nhờ du lịch tăng đều…
Du học sinh không muốn về lại Việt Nam… Không ai muốn về cả.
Hít thở cũng là một khó khăn mới tại Sài Gòn… khi không khí bỗng nhiên ô nhiễm hơn.
Giảm giờ làm có nên không? Hầu hết người lao động đều muốn giảm bớt giờ làm việc…
Ngang ngược là kiểu Trung Quốc truyền thống… Hung hăng để chiếm đất, chiếm biển… May mắn thời này còn quốc tế.
Lại mưa lụt Đồng Nai… nơi trước giờ mưa thuận gió hòa so với các tỉnh Miền Trung…
Đòi nợ bằng bạo lực là một hiện tượng đáng sợ tại nhiều thành phố lớn. Đòi nợ thuê là một dịch vụ gây kinh hoàng…
Gần đây, thấy có người gọi Việt Nam là “xứ Đông Lào”… chữ này thoạt nghe hơi khó hiểu, nhưng nghĩ một chặp mới hiểu ra, rằng VN là đất nước phía Đông nước Lào, cũng một dạng chậm tiến y hệt như “chính chủ nước Lào”…
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.