Hôm nay,  

Trại Dưỡng Lão Đón Tết

1/19/200100:00:00(View: 6313)

Bạn,
Theo áo Phụ Nữ, toàn thành phố Sài Gòn có 3 trung tâm từ thiện nuôi dưỡng gần 1,800 cụ già không nơi nương tựa. Do nguồn tài trợ từ các tổ chức xã hội ở mức khá thấp so với nhu cầu nên đời sống của người già trại dưỡng lão có nhiều khó khăn. Rất nhiều cụ già mong đợi ngày Tết vì đây là dịp các nhà hảo tâm và các đoàn từ thiện thăm viếng và tặng quà. Dù rằng một phần quà có trị giá chỉ tương đương khoảng một, hai đô nhưng đã giúp các cụ có tạm đủ những thức ăn đón Tết để tạm vui ba ngày Xuân. Qua lá thư này, mời bạn nghe câu chuyện do phóng viên báo Phụ Nữ kể lại khi đến thăm các trung tâm dưỡng lão vào dịp cuối năm.
Một buổi sáng tháng Chạp, khi chúng tôi đến Trung tâm Nuôi dưỡng bảo trợ người già Thanh Lộc, đã thấy có hai đoàn từ thiện phát quà cho các cụ. Ông Nguyễn Thắng, giám đốc trung tâm nói: Các đoàn thường đi phát lai rai từ nay đến ngày đưa ông Táo. Bình quân mỗi năm, trung tâm tiếp nhận quà của khoảng 20 đoàn. Quà của các đoàn thường là bánh kẹo, mì gói, nước tương, đường. Ở một phòng của trại bại liệt (nữ) chúng tôi gặp cụ Nguyễn Thị Hợi, 85 tuổi. Vừa cố thu xếp những gói quà sao cho đừng chiếm nhiều diện tích của chiếc giường cá nhân, cụ vừa tiếp chuyện chúng tôi: No dồn đói góp cháu ạ. Một năm những người bất hạnh như chúng tôi được 2 tháng dư thừa là tháng 7 âm lịch và tháng chạp này đây. Già rồi, ăn uống không như hồi còn trẻ, nhiều cụ dùng không kịp, bánh ngọt bị ỉu, đường bị kiến, mì bị mốc, hôi dầu.

Cụ Vũ Thị Nền, 84 tuổi, nằm giường đối diện giường cụ Hợi, vào trung tâm nay đã 4 năm nay, do không có con cháu phụng dưỡng. Tuy không đi đứng được, nhưng cụ Nền hãy còn sáng suốt, nói năng mạch lạc: “Chúng tôi được lo cho ngày hai bữa cơm, một năm hai bộ quần áo và 5,000 đồng tiền thuốc. Thật ra đói thì không đói, nhưng đủ thì chắc chắn là cũng không đủ. Vì thế chúng tôi rất mang ơn những nhà hảo tâm nhớ đến chúng tôi. Năm đầu tiên vào trung tâm, nghe bạn kể, tôi cũng mong ngóng rất nhiều. Nhận gói quà đầu tiên của dịp Tết tôi mừng lắm, nhưng nhận gói thứ hai, thứ ba tôi bắt đầu buồn vì biết Tết chẳng có ai đến thăm. Càng gần đến Tết thì các đoàn thưa dần. Tết thì chẳng thấy có ai đến thăm, ở đây hiu quạnh đến phát sợ. Dù trung tâm cũng có chiếu phim nhưng chúng tôi người thì điếc đặc, người thì mắt mờ, kẻ lãng trí...chẳng thấy ai vui thú gì. Quà cáp cất kỹ được đem ra thì chẳng mấy thứ còn dùng được. Thú thực, từ kinh nghiệm đó, vài năm nay, nhận quà xong là tôi nhờ các cô nhân viên trại đem ra căng tin bán lấy tiền. Chờ sáng 30, tôi gửi các cô mua ít trái cây và vài nén hương về cúng ông bà, cha mẹ, tổ tiên.”
Bạn,
Phóng viên trên cũng đã đến thăm trại dưỡng lão ở gần Bình Dương, cũng như ở trung tâm Thạnh Lộc, tại trung tâm này, khoảng thời gian trước Tết, các đoàn từ thiện đến thăm và phát quà dồn dập, nhưng sau 20 thì vắng tanh. Ở trại bại liệt nữ, phóng viên tình cờ nghe lóm câu chuyện của hai bà cụ bàn bạc gửi phần quà vừa nhận được xuống căng-tin, để đổi lấy xà bông tắm. Phóng viên hỏi thăm thì được biết: ở đây các cụ chỉ được phát xà bông giặt quần áo, nhưng phát chung cho cả trại với tiêu chuẩn mỗi tháng 4 kg, nên thường là các cụ tắm “chay”. Lâu lâu có một đoàn lên cho xà bông tắm, các cụ để dành xài được đến mấy tháng. Tất nhiên là khi đổi cũng phải chịu lỗ chút ít, ví dụ như giá trị phần quà là 20 ngàn đồng thì khi đổi chỉ còn trên 10 ngàn đồng, như thế vẫn còn hơn là chịu thiếu thứ này lại thừa thứ kia. Đó là chuyện xà bông giặt, còn quà bánh thì nhiều cụ cất giữ để dành ăn lai rai được nhiều ngày sau Tết. Và ba ngày Tết sẽ qua đi, các cụ lại tiếp tục những ngày cô quạnh và thiếu thốn ở trại nuôi dưỡng người già.

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Nỗi lo thiếu thủy sản… Báo Tiền Phong kể: Các nhà máy chế biến thủy sản thiếu nguyên liệu trầm trọng…
Nước nghèo, dân số tương đối, nhưng rác nhựa lên hàng dư thừa… Đó là chuyện VN.
Cán bộ tưng bừng bia rượu trong giờ làm việc là thường… Bây giờ sẽ bị cấm.
Thủ đô vẫn luôn luôn không giống ai: Hà Nội không thoát nổi ô nhiễm….
“Giang hồ hiểm ác!” là châm ngôn thường được nhắc tới trong các truyện kiếm hiệp của nhà văn Kim Dung. Thực tế giang hồ trong tiểu thuyết và giang hồ ở ngoài đời có lẽ chẳng khác nhau bao nhiêu, như chuyện các tay giang hồ đâm chém nhau tại Sài Gòn, Bình Dương trong mấy ngày qua mà báo mạng VNExpress cho biết dưới đây.
So với mức lương của người dân VN hiện nay thì 1.2 triệu đôla một năm trả cho huấn luyện viên đội tuyển quốc gia VN gốc Nam Hàn Park Hang Seo là rất cao dù so với nhiều nước trên thế giới thì không có gì là cao, nhưng điều lạ là tin này trong nước chưa biết thì Thái Lan, Nam Hàn đã biết
Tại sao phải đợi đến 3 tiếng đồng hồ và phải có thỏa thuận bằng giấy tờ chứ không được nói miệng thì các cơ quan truyền thông mạng mới được đăng lại tin của báo giấy?
Hàng ngàn người dân cư ngụ tại một chung cư tại tỉnh Nghê An đã phải di tản vì chung cư bốc cháy dữ dội, theo bản tin của báo Người Đưa Tin cho biết hôm 6 tháng 11.
Đồng Bằng Sông Cửu Long đang quên đi chuyện nước mặn dâng cao mà tập trung vào cuộc vui lễ hội Ook Om Bok mà trong đó thi đua ghe ngo là hào hứng nhất
Cái gì lâu đời thuộc về văn hóa dù là văn hóa vật thể cũng đều quý hiếm như cây thị 900 tuổi tại Chùa Đồng Phúc thuộc tỉnh Quảng Ninh tại miền Bắc Việt Nam được liệt vào si sản văn hóa của Việt Nam
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.