Hôm nay,  

Khi Chuột Đồng Là Đặc Sản

05/04/200100:00:00(Xem: 5764)
Bạn,
Theo ghi nhận của báo quốc nội, tại miền Tây, thịt chuột đồng đang là một thức ăn quen thuộc trong bữa cơm hàng ngày của nhiều gia đình nông dân. Thịt chuột đồng còn được giới nhậu ví von là “nai đồng”, là món nhậu khoái khẩu thu hút đông thực khách. Từ nhu cầu đó, các chợ thu gom chuột đồng và lò giết mỗ nai đồng đã hình thành và hoạt động rất nhộn nhịp. Xin mời bạn đọc đoạn phóng sự viết về cảnh tượng các chợ buôn bán chuột đồng ở Sóc Trăng theo ghi nhận của hai phóng viên báo Tuổi Trẻ.

Ghé đến chợ Phú Giao, xã Thạnh Quới, huyện Mỹ Xuyên, Sóc Trăng, không khí thật tất nập không khác gì một chợ đầu mối nông sản khác ở đồng bằng sông Cửu Long. Một chủ vựa thu gom cho biết: khi xưa người ta chỉ bắt chuột để ăn trong nhà hoặc để nhậu chơi, nhưng khoảng độ 4-5 năm trở lại đây có nhiều người ở tận Phụng Hiệp, Ô Môn tỉnh Cần Thơ xuống đây mua chuột. Đầu tiên họ tự đi gom lẻ, sau đó do đi lại khó khăn bất tiện họ mới nhờ các chủ vựa gom giúp, ăn tiền huê hồng. Dần dần ngày càng có nhiều người xuống mua hơn, có thời gian xảy ra cạnh tranh dữ dội. Thế nghề này có lãi và dễ kiếm sống, thế là một số người nhảy vào mở vựa mua bán chuột, riết rồi thành chợ.

Một chợ thu gom khác cũng nhộn nhịp không kém: chợ Cái Dày, xã Châu Hưng, huyện Vĩnh Lợi (Bạc Liêu), 7 giờ sáng những người săn chuột lần lượt kéo nhau về, chợ thu gom trở nên sôi động hẳn lên. Chuột được chia làm hai loại, loại chết do ngộp được mua vào với giá 3 ngàn đồng/kg, chuột sống mua xô với giá 4 ngàn đến 5 ngàn đồng/kg. Việc gom mua chuột ở các chợ trung tâm này kết thúc vào khoảng 9 giờ sáng, từ đây đến trưa là công việc tất bật của các chủ vựa với công đoạn phân loại và chuyên chở xuống các lò giết mổ. Chuột chết, người ta cho vào bao ni lông ướp nước đá cho khỏi ươn, còn chuột sống được chia ra ba loại nhốt vào các lồng khác nhau. Loại nhất 5-6 con/kg sẽ bán cho các lò giết mổ 8 ngàn đồng/kg, loại hai 7-8 con/kg và loại ba từ 10 con/kg trở lên giá bán dao động từ 6 ngàn đến 7 ngàn đồng/kg. Theo một chị chủ vựa ở Phú Giao, trung bình mỗi ngày vựa chị mua vào khoảng 700 kg chuột các loại, tại chợ này mỗi ngày có ít nhất 3 tấn chuột được chuyển đến các lò giết mổ. Như vậy, chỉ riêng hai chợ nói trên cũng đã có đến 5-6 tấn chuột bán ra mỗi ngày. Để tránh tình trạng chuột nhốt lâu bị sụt cân hoặc chết ngộp, chỉ trong buổi sáng các chủ vựa phải hoàn tất việc thu gom, phân loại và vận chuyển, vì thế một vựa nhỏ cũng cần ít nhất sáu người làm công việc này. Phân chia chuột sống, phải làm sao cho việc phân loại được chính xác, không để chuột sổng chuồng và không bị chúng cắn ngược trở lại. Một chị chủ vựa xòe đôi bàn tay còn đang tươm máu rồi phân trần: “Tôi đã có hơn năm năm kinh nghiệm làm nghề này mà vẫn bị chúng cắn như thường.” Sau khi phân loại cho vào lồng, chuột được tắm mát trước khi đưa lên xe chở đi. Có người cẩn thận hơn còn rải lên nắp lồng vài cục nước đá để làm mát chúng trên đường đi.

Bạn,
Nhóm phóng viên ngược về Cần Thơ tìm những lò mổ. Qua khỏi ngã ba chợ Phụng Hiệp độ 5 km thì đến nơi tập trung làm thịt chuột với 20 hộ chuyên nghề. Toán phóng viên ghé vào một gia đình đang làm chuột, tại đây họ thấy có cả một dây chuyền giết mổ hẳn hoi với một người chuyên làm chết chuột và chặt bỏ các chi, ba người chuyên lột da, hai người khác lo mổ bụng và làm sạch chuột. Một người cho biết chuột làm sạch sẽ sẽ bỏ mối cho các nhà hàng, quán nhậu ở trong vùng và một phần ướp lạnh để chuyển về thành phố Sài Gòn. Sau khi làm sạch, chuột sẽ lên giá cao đến 24 ngàn đồng/kg, và là đặc sản khoái khẩu của thực khách thích nai đồng.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Có phải VN sắp đóng cửa Đại Học Y Khoa? Bởi vì tương lai sẽ mở cửa đón hàng ngàn bác sĩ Cuba vào?
Vậy là lại tăng học phí… Tại thủ đô Hà Nội. Hóa ra là kinh tế thị trường cả ngành giáo dục.
Cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc có vẻ có lợi cho kinh tế Việt Nam, nhưng nhiều cơ nguy xuất hiện từ khi TQ bắt đầu phá giá nhân dân tệ, và VN phải giảm tỷ giá với USD.
Cuộc vui nào cũng tới lúc tàn… Đại lễ nào cũng tới lúc bế mạc… Bản tin TTXVN ghi rằng trang Buddhistdoor Global của Hong Kong (Trung Quốc) đưa tin Đại lễ Vesak lần thứ 16 đã kết thúc thành công tại Trung tâm Văn hóa Phật giáo Tam Chúc sau 3 ngày làm việc với 5 hội thảo quốc tế.
Bản tin Zing kể về Đại Lễ Vesak ở Hà Nam: 65.000 ngọn nến thắp sáng đêm hội Vesak ở ngôi chùa lớn nhất thế giới. Đêm 13/5, hàng chục nghìn người tập trung về Tam Chúc, ngôi chùa lớn nhất thế giới ở Hà Nam, để cầu nguyện bình an và thả hoa đăng nhân dịp lễ Vesak 2019.
Sáng ngày Chủ Nhật 12-5-2019, tại Trung tâm hội nghị quốc tế chùa Tam Chúc, tỉnh Hà Nam, đã trọng thể diễn ra lễ khai mạc Đại lễ Phật đản Liên Hiệp Quốc (LHQ) - Vesak 2019, cũng là Đại lễ Vesak LHQ lần thứ 16, do GHPGVN tổ chức.
Chủ Nhật ngày 12 tháng 5/2019 là ngày nhiều quốc gia trên thế giới mừng Ngày Lễ Mẹ. Ai cũng có một bà mẹ, ai cũng được nâng niu chìu chuộng từ những ngày chưa ra đời, trong ngày chào đời và những ngày trưởng thành theo năm tháng.
Chủ Nhật 12 tháng 5 năm 2019 là Ngày Lễ Mẹ tại Hoa Kỳ và nhiều quốc gia. Nơi đây sẽ đăng một số bài thơ liên hệ tới tình mẹ-con.
Cho học sinh học chống tham nhũng? Chuyện lạ… Người lớn chống tham nhũng là bị đàn áp liền, hà huống gì trẻ em.
Vào bệnh viện, tưởng là sẽ được chữa hết bệnh, ai ngờ chỉ một mũi thuốc… thế là chết trên giường bệnh, hết cứu nổi. Đó là chuyện xảy ra ở Hà Nội.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.