Hôm nay,  

Người Thợ Rừng Đậu Đại Học

04/04/200100:00:00(Xem: 4023)
Bạn,
Người thợ rừng được nói đến trong lá thư này là tên là Nguyễn Xong, cư dân ở thôn Hà Thanh, xã Đại Đồng, huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam, năm nay 38 tuổi. Đã hơn 11 năm nay, ngày này người thợ rừng này lặn lội vào rừng sâu đốn củi bán để nuôi người vợ yếu đuối và ba đứa con, một người cha già 81 tuổi. Điều đáng nói là trong hoàn cảnh khắc nghiệt của cuộc sống, anh Nguyễn Xong vẫn cố gắng dành thời để luyện thi vào học đại học, và anh đã thi đậu vào khoa quản trị kinh doanh hệ tại chức của Đại học Đà Nẵng cách đây 2 năm. Chuyện về anh Xong được báo Tuổi Trẻ ghi lại như sau.

Năm 1984 khi trúng sơ tuyển vào đại học, vì nhà đơn chiếc, ba chị gái đã có chồng, anh Nguyễn Xong đành phải rút đơn ở nhà lo cho cha già. Tiếc phải dở dang sự học, cũng năm đó anh thi đỗ vào lớp nông nghiệp tại chức ở Điện Bàn. Nhưng rồi chỉ học được vài tháng anh lại bỏ dở vì hoàn cảnh kinh tế quá khó khăn. Nghỉ học nhưng cái ước mơ vào đại học vẫn đeo đẳng anh. Anh nói: Nó cứ ray rứt như mất một cái chi đó quý lắm.

Ngay 1986, 22 tuổi, anh cưới vợ và để có mái ấm tươm tất thay cho mái tranh hẩm hút, anh vào rừng đốn cây đẽo cột chuyển về để dựng nhà mới. 15 năm nay, ngôi nhà gỗ mái ngói vẫn chưa xây nổi tường, phải chắn bằng những mảnh ván đơn sơ. Rồi con cái ra đời, cơm áo dần gánh nặng, anh lại theo bạn làng tìm trầm lại vào rừng gần mở rẫy trồng dứa, trồng chuối. Gặp lúc dứa rớt giá liên tục, hết vốn anh bèn theo một số anh em trong làng lên rừng kiếm củi bán. Anh cho biết: Không nhiều, chừng 30,000 đồng/ngày là vui lắm rồi. Và cái ước mơ đại học của chàng trai nghèo khổ nơi hẻm núi Sơn Gà tưởng phải chôn vùi không ngờ đã trở thành hiện thực. Anh Xong rưng rưng nước mắt khi nhắc lại ngày được tin huyện mở lớp đại học tại chức. Đạp xe về nhà trong nỗi vui khấp khởi anh biết còn phải thuyết phục, vận động những người trong gia đình. Khi nghe anh bày tỏ ý định, vợ anh rủ rỉ: Ai không muốn cho chồng mình có cái chữ, nhưng anh làm răng học được. Còn phải nuôi con ăn học, cha thì già. Em sợ rằng không tới mô người ta cười cho. Mà đúng là hàng xóm đã bàn tán nhiều khi nghe anh Xong thi vào đại học.

Bỏ qua tất cả, anh hứa với cha và vợ là sẽ cố để được mọi đường. Và quyết tâm của anh đã được đền đáp ngay từ bước đầu: vừa làm vừa ôn thi, vẫn thừa điểm tuyển: 17.5 điểm/15 điểm. Nhưng khó khăn nhất với chàng sinh viên nông dân-tiều phu này là phải bố trí thời gian học sao cho thích hợp. Cứ mỗi môn kéo dài chừng một tuần là anh phải cúp cua hai ngày liền để lên núi Ba Khe. Học kỳ đầu thấy anh hay vắng mặt, lớp trưởng hỏi: Răng anh nghỉ học miết rứa. Anh Xong đáp: Tôi phải cố gắng nghỉ rứa mới có thể học trọn chương trình được. Hiểu ra lớp trưởng càng động viên anh. Ngoài việc làm xen trong học kỳ và tăng năng suất ngoài học kỳ, để chống chèo cái học của ba đứa con đang học lớp 8, lớp 6 và lớp 3, anh hết sức dè sẻn mọi chi phí cho mình. Mỗi ngày đạp xe đến giảng đường, anh chỉ dám ăn trưa gói ghém trong 2 ngàn đồng, quần áo sinh viên thì hai năm chỉ vỏn vẹn hai bộ, học phí 800 ngàn đồng/học kỳ anh vẫn phải tạm xin chủ vựa củi ứng trước.

Bạn,
38 tuổi, đã gần nửa chặng của tấm bằng đại học quản trị kinh doanh, khi được hỏi về kỳ vọng tìm việc làm sau khi tốt nghiệp, anh nói: Học, cái chính là để tăng thêm kiến thức, hơn nữa học ở tuổi bây chừ là để làm gương cho con cái noi theo. Nhưng không chỉ làm gương học hành cho lớp trẻ ở quê. Một cư dân ở thôn Hà Thanh, đã nói về chí học của anh Xong: Chừ thì bà con trong làng ai cũng mừng cho kết quả học tập của anh. Bà con chúng tôi lấy gương khuyên con cháu cố học hành.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Lời Tòa Soạn: Họa sĩ Duy Thanh vừa từ trần vào giờ 9:30 PM, đêm Chủ Nhật 24/11/2019 tại bệnh viện General Hospital San Francisco, tại thành phố San Francisco, California.
Cuộc chiến thương mại vẫn xảy ra chung quanh hàng Việt Nam xuất cảng…Báo Diễn Đàn Doanh Nghiệp ghi nhận: Sau khi áp thuế chống trợ cấp 12% với ống thép không gỉ từ Việt Nam, Ấn Độ lại tiếp tục điều tra chống trợ cấp đối với ván sợi bằng gỗ.
Trộm kỹ thuật của Hoa Kỳ, Nhật Bản, Anh quốc, Pháp quốc… Lấn chiếm Biển Đông của VN, Philippines… Bây giờ TQ cũng chôm cả văn hóa VN, nói rằng áo dài VN là truyền thống thời trang Trung Hoa…
Xây cầu, rủ nhau xây cầu… Nhà nước xây không nổi, cạn tiền, nên vay tiền quốc tế để xây cầu…
Thiếu thịt heo, đặc biệt là dịp Tết sắp tới… Báo Vietnam Finance ghi nhận: Từ đây đến Tết, mỗi tháng sẽ thiếu khoảng 70.000 tấn thịt heo.
Vậy là huề… Trận bóng đá mọi người hồi hộp chờ, vậy là huề. Bản in TTXVN kể: Tuyển Việt Nam và tuyển Thái Lan đã cầm hòa nhau 0 - 0 ở lượt trận thứ 5 bảng G vòng loại World Cup 2022 diễn ra trên sân Mỹ Đình tối 19/11.
Nhức nhối vẫn là chuyện mua hàng ngoại về rồi dán thương hiệu hàng Việt… Infonet ghi lời một quan chức về tình hình “Nhập hàng nước ngoài về cắt mác dán nhãn Made in VN: Chúng ta đang tự giết chúng ta!”
Có nên hợp pháp hóa mại dâm để câu du khách? Các quan chức Hà Nội đã “bức xúc” nêu câu hỏi như thế.
Tình hình ung thư của dân mình có những con số đáng ngại: 70% biết có bệnh ung thư khi đã vào giai đoạn cuối… nghĩa là tới lúc khó chữa trị.
Bán nước với giá cắt cổ, hay giá rẻ mạt? Đó là chuyện Hà Nội mua “hớ” có phải không? Báo Tiền Phong kể chuyện nước sông Đuống bán giá khủng: Hà Nội 'hớ' khi chọn nhà đầu tư?
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.