Hôm nay,  

Cô Giáo Làm Cả Nghề Nông

02/12/200000:00:00(Xem: 4812)
Bạn,
Những người được nhắc đến trong thư này là các cô giáo 1trường mầm non dân lập ở tỉnh Hưng Yên, một ngôi trường được đánh giá là dạy giỏi nhất tỉnh, thế nhưng các cô trong trường đã phải làm thêm nghề nông để sống. Là trường dân lập nên các cô không được hưởng các khoản phụ cấp như giáo viên công lập hay bán công. Mời bạn nghe câu chuyện về các cô giáo trường này được ghi lại dựa theo bài phóng sự của một phóng viên báo Tuổi Trẻ.

Đến thăm trường, ghé vào lớp dành cho trẻ 5 tuổi đang trong giờ làm quen với chữ cái, phóng viên được giới thiệu đây là lớp có phòng học khang trang nhất và được ưu tiên đồ dùng dạy học nhất. Nhưng nhìn những đồ chơi của các bé ở đây hay ở các lớp khác trong trường, phóng viên này có cảm giác thiếu thiếu một cái gì đó, rồi chợt nhận ra cái thiếu gì đó chính là những món đồ chơi nhiều màu sắc, những khối xếp hình đủ loại, những bức tranh sinh động vẫn thường thấy trong những lớp mầm non ở thành phố. Ngoài sân trường chỉ có một chiếc đu quay, một cầu trượt nhỏ đều đã rất cũ kỹ. Như những trường mầm non ở nông thôn khác, Tân Tiến cũng hoạt động theo hình thức dân lập. Trong số 36 cán bộ, giáo viên của trường chỉ có 4 người trong đó có hiệu trưởng là được hưởng lương của ngành giáo dục, số còn lại chỉ có lương từ học phí nhưng với mức thu mẫu giáo 12 ngàn đồng/tháng/cháu và nhà trẻ 18 ngàn đồng/tháng/cháu, bình quân thu nhập của các cô chỉ khoảng 150 ngàn đồng/tháng, người nhiều nhất cũng chỉ hơn 200 ngàn đồng. Cô hiệu phó Nguyễn Thị Hiên không trực tiếp đứng lớp nên mỗi vụ khoảng 6 tháng thay vì nhận lương lại nhận được 400 kg thóc từ nguồn quĩ phúc lợi của xã. Ngoài biên chế, lương ít, các cô cũng không được hưởng những chế độ phúc lợi khác như bảo hiểm y tế, lương hưu. Mỗi dịp lễ tết, kể cả tết âm lịch, mỗi người cũng chỉ có tiền thưởng hay món quà trị giá 15,000 đồng đến 20 ngàn đồng.

Phần lớn các giáo viên của trường đều nhận thêm ruộng mà cũng chỉ được một sào (360 mét vuông) vì xã đông dân, ruộng ít, tranh thủ trưa, tối, cải thiện cuộc sống. Nhìn các cô giáo đang say mê trong giờ dạy, thật khó hình dung chỉ lát nữa thôi khi các cô rời lớp học, không gian của những chuyện cổ tích, của tuổi ấu thơ, hồn nhiên và vô tư, các cô lại phải trở về cuộc sống đầy lo toan, nhọc nhằn trên mảnh ruộng, góc vườn như những người nông dân thực thụ. Thiếu thốn mọi bề, vất vả nhưng các cô giáo không bỏ trẻ. Ở ngôi trường này không thiếu những cô giáo mà chỉ vì say nghề luôn sẵn sàng gắn bó với trường, với trẻ không chút đắn đo. Cũng có lúc thấy những người khác trong làng nô nức đi làm thợ gốm ngoài Bát Tràng thu nhập gần 1 triệu đồng/tháng, gia đình vận động các cô nghỉ dạy nhưng không ai vì thế mà bỏ trường bỏ lớp. Có trường hợp có những cô giáo dạy giỏi nhiều năm liền, ngày mùa phải làm quần quật suốt đêm cho kịp thời vụ để chồng yên tâm đồng ý cho đi dạy. Đến như cô giáo Đàm Thị Hiến, con mắc bệnh thận phải nghỉ dạy một năm bươn chải làm thuê lấy tiền chữa trị, nhưng khi bệnh cháu vừa thuyên giảm đã vội quày quả trở lại trường. Rồi một cô giáo tên Tuyết vẫn không chịu ra Hà Nội sống cùng con cái mà ở lại một mình trong căn nhà nhỏ để ngày ngày đến lớp chăm sóc những đứa trẻ. Cô Nguyễn Thị Hiên, hiệu phó không lương, cũng khước từ cơ hội chuyển công tác lên thị xã để ở lại trường.

Bạn,
Theo Tuổi Trẻ, nếu không san sẻ từ khoản thu nhập của các cô khối mẫu giáo, vốn ít ỏi, có lẽ mức lương của các cô khối nhà trẻ đã không đến 150 ngàn đồng/tháng. Cô hiệu trưởng trường cho biết trường tìm nguồn tiền sắm một bộ tivi, đầu máy video để cô và trò được luân phiên xem chương trình giáo dục mầm non mỗi sáng trên TV, nhưng chẳng biết bao giờ mới có điều kiện thực hiện được.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Trong một đất nước mà trẻ em lúc nào cũng có thể bị xâm hại là điều bất hạnh nhất của một dân tộc bởi vì khi trở thành là nạn nhân của bạo hành thì những trẻ em này khi lớn lên sẽ có nguy cơ là người xâm hại kẻ khác, như lời báo động trong bản tin của Báo Kinh Tế Đô Thị nói rằng có tới 5,000 trẻ em bị xâm hại tại VN.
Ở đời có nhiều người thật đau khổ khiến ai nấy cũng không thể cầm lòng như trường hợp đám tang của một cô giáo bị tai nạn xe mà chồng thì chết, con thì nhỏ dại và nhà thì nghèo đến nỗi không thể mua quan tài để chôn
Chuyện tình nam nữ là điều bình thường không có gì đáng nói, nhưng nếu có quan hệ tình dục với người vị thành niên mà nhất là với một ông thầy giáo thì là chuyện không thể chấp nhận được, như bản tin của báo Một Thế Giới cho biết hôm Thứ Tư như sau.
Học hành là chuyện lớn của đời người mà bất cứ bậc làm cha mẹ nào cũng muốn con cái mình thành đạt, nhưng đôi khi cha mẹ cũng phải chấp nhận một hiện thực về trình độ học vấn của con để giúp chúng đi lên vững vàng.
Lễ trao giải túc cầu quốc tế AFF Awards Night 2019 sẽ được tổ chức tại Hà Nội vào ngày 8 tháng 11 năm nay
Bình thường có thể ai cũng hiểu sinh lão bệnh tử là điều không thể tránh, nhưng khi nó đến bất ngờ thì ai cũng sợ, giống như trường hợp 2 người tại Hà Nội đã chết do “vi khuẩn lạ” làm viêm cơ tim khiến cho nhiều người dân lo lắng.
Đó là chặng đường ai cũng thấy rõ: ô nhiễm không khí, ô nhiễm thực phẩm, ô nhiễm nước uống sẽ dẫn tới nhiều bệnh ngặt ngèo, trong đó có ung thư…
Hạng mấy về môi trường kinh doanh? Việt Nam không vào nổi top-50, nghĩa là nhóm 50 quốc gia có môi trường kinh doanh tốt nhất.
Cây chết, cây chết giữa công viên Sài Gòn…
Nhìn đâu cũng thấy ung thư… đó là tình hình cả nước VN.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.