Hôm nay,  

Bộ Chữ Cải Cách

13/09/199900:00:00(Xem: 9516)
Bạn,
Từ niên học 1980-1981, bộ Giáo dục CSVN đã ra thông tư phổ biến chương trình cải cách giáo dục, trong đó có cải cách chữ viết. Theo ghi nhận của các chuyên viên, bộ chữ mới này đã có nhiều khuyết điểm so với bộ chữ đã áp dụng từ năm 1945, không khó khăn cho học sinh, nhất là đối với bậc tiểu học. Phân tích về việc áp dụng bộ chữ cải cách, báo Sài Gòn ghi nhận như sau:
Từ năm 1945, chúng ta mặc nhiên dùng loại chữ viết do cha ông chúng ta để lại, với những mẫu tự Latinh đẹp đến mức cổ điển. Mẫu tự này vừa giúp thể hiện ngôn ngữ bằng chữ viết, vừa rèn luyện được nết người cho người học viết và dùng chữ viết. Nét chữ, nết người luôn có tính tương hợp. Đến năm học 1980-1981, khi tiến hành cải cách giáo dục, bộ chữ viết đang dùng được thay bằng bộ chữ viết mới với kiểu chữ thường và chữ hoa đơn giản. Bộ chữ này được đưa vào nhà trường và dạy lần đầu qua cuốn Học vần. Việc thay đổi bộ chữ này, không có một văn bản pháp quy nào cho phép. Cần phải nói thêm một điều là kiểu chữ này chỉ có các em học trò nhỏ là bắt buộc phải theo, còn người lớn cả nước muốn viết kiểu gì cũng được, chẳng có văn bản nào bắt buộc.
Chính việc dạy viết bằng bộ chữ này (xin tạm gọi là bộ chữ cải cách) đã làm cho chữ viết của học sinh trở nên xấu. Bộ chữ cải cách không có các nét hất, nét lượn ở các con chữ (như ở chữ n, t, i...), không có nét bụng phía trên, phía dưới (các chữ b, g, h, k, y), chiều cao của một số con chữ là phụ âm chỉ cao gấp hai lần chiều cao các con chữ là nguyên âm (lẽ ra phải cao 2,5 lần mới cho một tỷ lệ đẹp). Các đặc điểm này làm cho các con chữ trong một từ bị viết rời ra, không nối kết với nhau do thiếu các nét hất, nét vòng, học sinh phải viết chậm hơn vì mỗi lần viết xong một chữ cái lại phải một lần nhấc bút lên. Bộ chữ cải cách lại có nhiều con chữ na ná giống nhau, khó phân biệt đối với trẻ học, như giữa b và v, h và n... Còn chữ hoa của bộ chữ cải cách này thì bị cắt bỏ hết các nét uốn lượn, thành một kiểu chữ thô, cứng, lại giống với chữ in hoa.

Nhận thấy sự bất cập trên, đến năm 1986, Bộ Giáo dục (nay là Bộ Giáo dục-Đào tạo) đã ban hành thông tư 29/TT ngày 25.9.1986 về việc nâng cao chất lượng dạy và học viết ở trường phổ thông cơ sở. Đây có lẽ là văn bản mang tính pháp quy duy nhất về chữ viết trong nhà trường nhưng cũng chỉ nhằm nâng cao chất lượng dạy và học viết chữ. Mục tiêu của thông tư này là: Học sinh cấp I phải có kỹ năng viết chữ đúng, rõ ràng, nhanh sạch và đẹp. Kỹ năng đó tạo điều kiện quan trọng để học tốt các môn học và là một yêu cầu của việc dạy chữ, dạy người, dạy nghề. Để đạt được mục tiêu đó, Thông tư đã hướng dẫn sửa đổi căn bản về mẫu chữ viết thường, giúp học sinh tiểu học được luyện viết một mẫu chữ thường gần với mẫu chữ truyền thống vốn được dùng trước năm 1981. Thông tư này cũng cho phép sử dụng song song hai mẫu chữ là chữ hoa đơn giản (của bộ chữ viết cải cách) và chữ hoa phức tạp. Bộ chữ hoa phức tạp, về cơ bản là bộ chữ viết hoa truyền thống mà chúng ta vẫn dùng trước năm 1981. Có thể nói, bộ chữ hoa phức tạp được Thông tư 29/TT đưa lại vào giảng dạy là một cuộc đột phá để quay lại với kiểu chữ đẹp truyền thống mà cha ông chúng ta đã dùng, và hiện chúng ta đang dùng hàng ngày.
Bạn,
Đến năm 1996, bộ chữ hoa phức tạp của thông tư 29/TT nói trên tự nhiên bị đưa ra khỏi nhà trường, bộ Giáo dục CSVN cũng không có một văn bản pháp quy nào quy định và thay thế Thông tư 29/TT. Như vậy, đến nay học sinh vẫn phải học bộ chữ cải cách có từ năm học 1980-1981, cách đây đã gần 2 thập niên!

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Lo nhất trong cõi này là bệnh… vì sức khỏe là vàng. Hễ bệnh là phải tới bệnh viện, nhưng sơ suất là toi mạng… Đó là chưa kể chuyện tốn tiền.
Thoải mái cắt cáp viễn thông… chuyện rất lạ xảy ra tại Cần Thơ. VOV kể chuyện Cần Thơ: Làm rõ việc chủ đầu tư tự ý cắt cáp viễn thông ở khu dân cư… Việc cắt cáp do Chủ đầu tư Khu dân cư Hưng Phú thực hiện và các doanh nghiệp viễn thông không được thông báo trước,
Chỉ một ngụm bia cho vui, thế là lãnh búa… Trong tình hình say rượu lái xe gây ra nhiều tai nạn trên toàn quốc, an toàn giao thông đang được siết kỹ thêm.
Nhà nước VN sẽ làm mạng xã hội riêng cho VN để cạnh tranh với Facebook, YouTube… Có nổi không?
Báo Pháp Luật kể: Rạng sáng 15-7, tại rạch Nha Mân (đoạn thuộc ấp Tân Thuận, xã Tân Nhuận Đông, huyện Châu Thành, Đồng Tháp) đã xảy ra một vụ sạt lở khiến năm căn nhà bị sụp xuống sông hoàn toàn, bảy căn nhà khác bị ảnh hưởng.
Câu chuyện cái lu chống ngập lụt do một Phó giáo sư Tiến sĩ đương nhiệm đại biểu Hội Đồng Nhân Dân TP. SG nêu lên làm người dân cười hoài không thôi.
Hàng giả là bình thường… hàng dỏm, hàng nhái cũng là bình thường. Nhưng tranh và sách là văn hóa, là tâm hồn, là cái đẹp của nghệ thuật… không lẽ cũng giả, cũng nhái. Vậy mà, chạy trời không khỏi giả với nhái.
Dân số ngày càng đông… Chen nhau mà đứng, ra phố chạy xe là tha hồ nghẽn đường…
Bản tin VOV kể chuyện TPSG: Phát hiện mì sợi vàng nghi nhiễm hàn the trong bữa ăn công nhân… Đoàn kiểm tra của Ban Quản lý ATTP thành phố đã phát hiện thực phẩm mì sợi vàng phục vụ bữa ăn trưa cho công nhân dương tính với hàn the.
Tàu lửa đụng là chuyện hiếm trên thế giới, nhưng vẫn thường xảy ra tại Việt Nam…
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.