Hôm nay,  

Nhạc Sĩ Bị Đổi Tên

25/04/200100:00:00(Xem: 4773)
Bạn,
Gần cuối năm 2000, chúng tôi có kể cho bạn nghe vụ hai viên chức phụ trách chương trình của đài truyền hình Hà Nội chôm một truyện ngắn của một nhà văn để dựng thành kịch bản phim truyền hình. Điều đáng nói là truyện ngắn này đã được tác giả đồng ý cho một hãng phim chuyển thể thành kịch bản điện ảnh, và khi hãng phim này chuẩn bị bấm máy thì mới biết là đài Hà Nội truyền hình đã chôm tác quyền mất rồi. Nội vụ vẫn không được giải quyết theo luật bản quyền và tác giả cũng đành chào thua sau khi được đài truyền hình nhắn đến nhuận bút. Mới đây, báo Thanh Niên đã phanh phui một nhà xuất bản âm nhạc quốc doanh tự ý chôm nguyên một ca khúc rồi đổi tên bài hát và cả tên tác giả. Câu chuyện này được báo quốc nội ghi lại như sau.

Năm 1997, nhạc sĩ Tôn Thất Bằng phối hợp với trung tâm băng nhạc Phú Nhuận thực hiện chương trình ca nhạc mang tên Hương Học Trò với 11 ca khúc quen thuộc của nhạc sĩ viết về tuổi học trò như Dễ Ghét Dễ Yêu, Lá Sân Trường, Còn Ngồi Đây. Trong số 11 ca khúc này có bài Hương Học Trò được nhạc sĩ Tôn Thất Bằng sáng tác vào năm 1984. Thế nhưng vào đầu năm 2001, khi xem chương trình ca nhạc CD Hãy Yêu Anh do nhà xuất bản âm nhạc Dihavina sản xuất mà người chịu trách nhiệm xuất bản là giám đốc Nguyễn Đức Thanh, giấy phép cấp ngày 12-10-1999, nhạc sĩ Tôn Thất Bằng mới tá hỏa khi ca khúc Hương Học Trò được phù phép thành Hoa Học Trò, và nghiêm trọng hơn nữa, tên của tác giả ca khúc là Tôn Thất Bằng đã biến thành Đỗ Mỹ Dung, nhưng nội dung bài hát thì vẫn như cũ.

Nhạc sĩ Tôn Thất Bằng đã cất công tìm hiểu và phát hiện, không chỉ có Dihavina mà một số trung tâm băng đĩa khác cũng vi phạm như thế. Tuy nhiên, một số đơn vị vi phạm sau khi phản ánh của nhạc sĩ Tôn Thất Bằng đã có thư xin lỗi và làm nghĩa vụ tác quyền đối với tác giả ca khúc. Có một điều hết sức đặc biệt, đó chính là sự trùng hợp về nguyên nhân dẫn đến sự việc đổi tên, đổi tác giả ca khúc Hương Học Trò của các trung tâm này là do quá tin vào khả năng biên tập và độ chuẩn xác của Dihavina nên mới xảy ra cớ sự như vậy.

Trở lại với CD Hãy Yêu Anh do Dahavina sản xuất, có 10 ca khúc gồm 5 ca khúc Việt Nam, 5 ca khúc Nhật (lời Việt). Trong phần nội dung chương trình do ông Thanh ký duyệt, ca khúc Hoa Học Trò là ca khúc thứ 10, tên tác giả Đỗ Mỹ Dung, và do ca sĩ Phương Thanh thể hiện. Trong tài liệu mà phóng viên báo Thanh Niên có được, thì chương trình Hãy Yêu Anh do Dihavina hợp tác với tư nhân ngụ ở thành phố Sài Gòn sản xuất. Liệu đây có phải là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng vi phạm tác quyền ca khúc Hương Học Trò" Chỉ biết rằng, chính tư nhân này đã ủy quyền cho các đơn vị sản xuất băng đĩa nhạc khác cho ra đời ào ạt băng đĩa nhạc có sử dụng ca khúc Hoa Học Trò thay vì Hương Học Trò. Như thế việc vi phạm bản quyền với tác phẩm Hương Học Trò là có thật, làm ảnh hưởng đến uy tín và quyền lợi của tác giả, trong khi đó Nhà xuất bản âm nhạc Dihavina lại lờ đi việc trả lại sự công bằng giả cho nhạc sĩ Tôn Thất Bằng và những quyền lợi liên quan của tác giả đối với ca khúc Hoa Học Trò theo luật bản quyền.

Bạn,
Theo báo quốc nội, mặc dù bộ Văn hóa Thông tin CSVN đã ra nhiều văn bản về vấn đề bảo vệ tác quyền, thế nhưng nhiều trung tâm sản xuất vẫn lờ đi chuyện trả tiền bản quyền cho nhạc sĩ, và tệ hại hơn là công khai chôm tác phẩm để biến tấu thành hàng riêng của mình như vụ nhạc sĩ Tôn Thất Bằng nói ở trên.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Khi đổi tên, sẽ thoát tụt hậu? Có vẻ như nhiều quan chức Hà nội tin như thế…
Hình như chính phủ Hà nội lo sợ dân chúng biểu tình theo kiểu như Hồng Kông… do vậy cảnh sát phải diễn tập đàn áp biểu tình.
Từ chiến tranh thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, cho tới các sóng gió Biển Đông… bàn tay chính phủ Bắc Kinh hung hiểm phóng phi tiêu ra tứ phía…
Con gà đẻ trứng vàng cho Việt Nam và các nước Đông Nam Á vẫn luôn luôn là ngành du lịch… vì tự nhiên khách quốc tế rủ nhau tới xài tiền trong sân nhà mình…
Lúc nào cũng trai thừa, gái thiếu… thặng dư chênh lệch trên cả nước, không chỉ tại Sài Gòn.
Tưng bừng kinh doanh lậu… Đó là chuyện bến bãi đường thủy…
Dầu lậu chở lặng lẽ… cả chục ngàn lít dầu… không xuất xứ. Hẳn là tham nhũng, hay hối lộ…
Nhiều ngân hàng không biết làm sao thu hồi tiền cho vay, khi các dự án khổng lồ liên tục thua lỗ… và ngập nợ.
Có quá nhiều nỗi lo cho khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long…
Thôi thì bỏ phạt… hy vọng học trò ngoan mãi, biết vâng lời và học giỏi. Bản tin GiadinhNet kể về một ngôi trường tại Hải Phòng
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.