Hôm nay,  

Mất Mối Vì Tin Hãng Ngoại

19/11/200100:00:00(Xem: 4050)
Bạn,
Theo báo Kinh Tế Sài Gòn, trong thời gian gần đây, nhiều công ty VN chuyên dịch vụ phân phối hàng của công ty nước ngoài đã bị mất mối khách hàng do phía công ty nước ngoài gây ra. Ban đầu, công ty nước ngoài nhờ công ty VN làm đại lý để tiêu thụ hàng hóa, nhưng sau đó, công ty nước ngoài nắm được thông tin địa chỉ của khách hàng thì đã tìm cách cung cấp thẳng thay vì qua trung gian. Cũng vì kiểu làm ăn này, một số hãng VN đã bị phá sản. Báo KTSG ghi lại một trường hợp như sau.

Đầu những năm 1990, nguồn cung cấp nguyên liệu cho các cơ sở sản xuất ở VN còn hạn chế. Biết được thực tế đó, một công ty của Anh quyết định mở rộng thị trường đến VN và chọn cách phân phối hàng thông qua một nhà trong nước. Để thực hiện việc này, văn phòng của công ty này tại Thái Lan đã cử ông S sang Việt Nam. Ngay lần đầu tiên đến VN để tìm cơ hội bán hàng, ông S đã ký hợp đồng bán nguyên liệu sản xuất mỹ phẩm cho hai công ty Việt Nam. Và tại buổi chiêu đãi, ông S gặp được ông L, một người khá am hiểu thị trường mỹ phẩm VN và đang có ý định thành lập công ty. Thế là công ty T của ông L ra đời và trở thành mối phân phối nguyên liệu sản xuất mỹ phẩm cho công ty của Anh tại Việt Nam. Công việc kinh doanh của công ty T ngày mỗi phát triển. Nói đến nguyên liệu mỹ phẩm có ký hiệu LP 1377D, người trong ngành mỹ phẩm tại VN nghĩ ngay đến công ty T. Quan hệ của ông S và ông L ngày một thân thiết.

Những năm 1995-1997, công ty T tiêu thụ mỗi tháng 5-8 tấn nguyên liệu của công ty đối tác với Anh. Với mối quan hệ gắn bó trong những năm qua với ông L, ông S đề nghị ông L cho mình tiếp xúc với khách hàng của công ty T trên cả VN. Ông L vui vẻ nhận lời vì nghĩ rằng công ty Anh quan tâm đến công ty của mình. Ông không ngờ rằng chính những lần tiếp xúc với khách hàng đó mà ông S đã tìm cách làm ăn riêng với họ. Và kết quả là sự ra đời của công ty T.Q chuyên bán nguyên liệu sản xuất mỹ phẩm do chính người làm thông dịch cho ông S làm giám đốc. Loại nguyên liệu do Công ty T bán ra thị trường VN không còn độc quyền nữa. Ông L cho biết mối kinh doanh ngành mỹ phẩm có một quy định bất thành văn là đã bán hàng mang số hiệu này cho công ty nào rồi thì không được bán cho công ty khác, nếu bán thì phải đổi số hiệu. Thế nhưng, ông S đã bán cho các công ty khác những lô hàng có cùng số hiệu đã bán cho công ty T khiến việc kinh doanh của công ty T ngày càng đi xuống. Từ mức tiêu thụ 57- tấn LP 1377D mỗi tháng, công ty T không thể nhập nguyên liệu này vì ông S đã bán nó cho công ty T.Q và không muốn bán cho ông L. Vì không có hàng bán nên từ năm 1999, các khách hàng của ông L lần lượt ra đi. Ông L đành bỏ chuyện kinh doanh, nhà xưởng phải đem cho thuê. Trong khi đó, các món nợ của ông đối với công ty của Anh trước đó chưa thanh toán hết. Ông L phải xin gia hạn trả nợ, nhưng công ty của Anh không quan tâm. Công ty của Anh đã ủy quyền cho một công ty dịch vụ pháp lý tại VN làm thủ tục để khởi kiện công ty T tại tòa án Sài Gòn.

Bạn,
Cuối cùng thì công ty của ông L phá sản. Kể lại chuyện công ty đối tác hạ độc thủ để hại công ty mình, ông L than: ” Nợ thì mình phải trả nhưng mình không ngờ họ cạn tàu ráu máng quá. Cũng tại mình cứ nghĩ làm ăn thì phải có trước có sau.”

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.