Hôm nay,  

Nước Mạt Dân Nghèo

30/01/200000:00:00(Xem: 6195)
Bạn thân,
Vẫn còn nhớ có lần bạn hỏi về tình hình từ thiện Phật Giáo trong nước, và bạn nhắc tới một thời của Phật Giáo vào đời. Hôm nay tình cờ đọc trên tờ Phụ Nữ, thấy chuyện cảm động, nên ghi cho bạn đọc lại. Mặc dù không nói hết được chuyện Phật Giáo quê nhà (nói hết thì sẽ có chuyện liền, tôi nhát lắm, biết sợ tù rồi), nhưng cũng phần nào cho bạn hiểu. Nhà nước không lo cho dân, thì tôn giáo phải lo vậy. Bài báo trích như sau.

Cơ sở từ thiện nuôi dạy thanh thiếu niên khiếm thị Kỳ Quang (số 154/ 4A Lê Hoàng Phái, P. 17 Gò Vấp, TP. SG) do Thượng Tọa Thích Thiện Chiếu, chủ trì chùa Kỳ Quang sáng lập, hoạt động đến nay đã được 5 năm. Các em ở đây ngày được ăn ba bữa cơm, sáng học nhạc, chiều học chữ. Các em lớn được giáo dục phải chăm sóc các em nhỏ. Ngoài hai giáo viên thường xuyên ở cơ sở để phụ đạo thêm cho các em vào buổi tối, 7 bảo mẫu, cấp dưỡng tình nguyện, còn có sự cộng tác của 20 giáo viên Trường Khiếm thị Nguyễn Đình Chiểu đến dạy các em học chữ. Đã có 11 em mù ở đây học lên cấp II.

Ngày đầu thành lập cơ sở, chỉ có 3 em mù ở CLB Bừng Sáng đến ở. Nhưng rồi tiếng đồn lan dần, số trẻ mù mồ côi cha mẹ, hoặc mồ côi cha hoặc mẹ nhưng gia đình hoàn cảnh quá khó khăn, được phật tử các nơi giới thiệu về ngày càng nhiều. Ngoài ra còn có những đứa trẻ bất hạnh thể xác bị chính cha mẹ đẻ bỏ rơi... Có hôm nhà chùa mở cửa đã thấy một đứa trẻ đỏ hỏn oa oa, cũng có hôm có đứa chỉ 3 - 4 tuổi, đôi mắt đục ngầu lần mò từng bước vào chùa... Hỏi cha mẹ ở đâu, các em chỉ biết gào lên “mẹ ơi mẹ ơi...”. Số lượng cứ tăng dần, nay đã là 106 em với nhiều dạng khuyết tật khác nhau.

Em Nguyễn Văn Thọ ở đây đã được 4 năm. Hai chị em Thọ mồ côi, lưu lạc từ Bắc vào Nam kiếm sống, ngủ ở ga Hòa Hưng... Thọ dạo ấy chỉ mới 10 tuổi, bị những đứa bụi đời lớn bắt nạt, hành hạ khiến em bị bệnh tâm thần... Hôm một phật tử đưa Thọ vào chùa, chân tay em chi chít những vết vừa thẹo vừa phỏng, do bị bọn “đàn anh” dùng thuốc lá chích lên người. Được sự chăm sóc của các dì bảo mẫu, tinh thần của Thọ dần khá lên. Chị gái của Thọ cũng được cơ sở cưu mang và ở lại phụ các dì bảo mẫu chăm sóc các em nhỏ.

Còn ML. thì bị mẹ bỏ trước cổng chùa lúc vài ngày tuổi, nay em đã được 13 tháng. MK - 8 tháng đã bị bỏ trước cổng chùa cách đây một tháng... Không biết tên họ các em là gì, sư thầy bèn quyết định lấy họ của thầy quản lý Mai Văn Phúc để đặt tên cho các em... Trường hợp của em Bình An, thật đáng thương. Cậu bé bị xe đụng, nằm ngất, một người đi đường tốt bụng đã đưa em đến bệnh viện, rồi cất công đi tìm cha mẹ của em, thậm chí đăng báo nhưng vẫn bặt tin. Bình An lúc đó đã 5 tuổi... nhưng do bị điếc nên em cũng không thể cho biết cha mẹ là ai, ở đâu. Cuối cùng em được đưa đến đây, cái tên Mai Bình An cũng do thầy Mai Văn Phúc đặt cho.
Người bạn cùng tuổi, cùng câm điếc với An là Nguyễn Anh Tuấn, hoàn cảnh cũng thương tâm không kém... Cha bỏ mẹ con em đi lấy vợ khác; từ Đà Nẵng bà mẹ dắt con vào Nam may vá kiếm sống qua ngày, tuy khó khăn nhưng mẹ con có nhau. Một hôm, Tuấn chẳng hiểu vì sao mẹ cứ khóc mãi, rồi cậu được mẹ đưa đến đây, mọi người giải thích cho cậu bé câm điếc hiểu là mẹ bận đi làm và nó cần đi học... Được hơn một tháng, lúc nửa đêm, một chiếc xe cứu thương ghé đến cơ sở. Người dì của Tuấn cho mọi người biết là mẹ Tuấn đã chết vì ung thư, xe bệnh viện đang đưa xác mẹ của em về. Yêu cầu cuối đời của mẹ là cho đứa con trai của bà đưa bà về cõi âm. Thằng bé vội vàng theo chân dì về quê. Chôn mẹ xong, Tuấn được đưa về cơ sở... Người dì nói mình cũng nghèo, con đông…

Hiện Bình An và Anh Tuấn được các dì, hoặc các thầy đưa đón đi học mỗi ngày ở trường điếc Hy Vọng... Cô bảo mẫu Lâm Thị Kiều cho biết: “Nhà trường yêu cầu mua máy trợ thính cho hai đứa, nhưng cơ sở khó khăn trăm bề, chẳng biết lấy tiền đâu ra. ở đây mỗi em một hoàn cảnh, cảnh nào cũng đầy nước mắt. Thật may có những tấm lòng vàng của các sư thầy và của bá tánh giúp cho những cuộc đời bất hạnh có thêm được chút niềm vui sống”.

Bạn thân,
Tôi không cầm được nước mắt. Dân mình nghèo tới thê thảm. Chế độ càng khắc nghiệt, đời dân càng khổ. Làm cho nước nghèo dân mạt, tội này biết bao giờ các lãnh tụ gột rửa nổi bạn nhỉ.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Địa cầu ngày càng nóng hơn, biến đổi khí hậu (BĐKH) gay gắt hơn, biển ngày càng dân cao hơn, nhiều vùng ven biển Việt Nam đang sạt lở tới mức báo động, diện tích nông nghiệp ở nhiều vùng đồng bằng bị biển xâm thực và ngập mặn nhiều hơn…
Kinh tế Việt Nam sẽ tăng chậm lại trong năm 2019, nhưng vẫn là mức tăng nhanh nhất khu vực.
Du khách tới Sài Gòn tăng đều… Tiền thu nhờ du lịch tăng đều…
Du học sinh không muốn về lại Việt Nam… Không ai muốn về cả.
Hít thở cũng là một khó khăn mới tại Sài Gòn… khi không khí bỗng nhiên ô nhiễm hơn.
Giảm giờ làm có nên không? Hầu hết người lao động đều muốn giảm bớt giờ làm việc…
Ngang ngược là kiểu Trung Quốc truyền thống… Hung hăng để chiếm đất, chiếm biển… May mắn thời này còn quốc tế.
Lại mưa lụt Đồng Nai… nơi trước giờ mưa thuận gió hòa so với các tỉnh Miền Trung…
Đòi nợ bằng bạo lực là một hiện tượng đáng sợ tại nhiều thành phố lớn. Đòi nợ thuê là một dịch vụ gây kinh hoàng…
Gần đây, thấy có người gọi Việt Nam là “xứ Đông Lào”… chữ này thoạt nghe hơi khó hiểu, nhưng nghĩ một chặp mới hiểu ra, rằng VN là đất nước phía Đông nước Lào, cũng một dạng chậm tiến y hệt như “chính chủ nước Lào”…
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.