Hôm nay,  

Chuyện Phố Tây Ở Huế

26/11/200100:00:00(Xem: 4451)
Bạn,
Theo ghi nhận của các nhà nghiên cứu về kiến trúc đô thị, thì tài sản kiến trúc ở Huế không chỉ có cung điện, đền đài lăng tẩm, chùa, nhà rường hay nhà vườn mà còn có một quần thể kiến trúc Pháp mà nhiều cư dân Huế gọi là nhà Tây ở bờ Nam sông Hương từ hơn một thế kỷ qua. Một khu phố Tây đã hình thành dọc theo bờ sông Hương và lan dần ra cả khu vực phía Nam khi người Pháp đến đồn trú tại Huế sau khi Kinh đô thất thủ (1885).

Báo Tuổi Trẻ Chủ Nhật dẫn tài liệu thống kê của sở Xây dựng Thừa Thiên-Huế cho biết: kho tàng kiến trúc ở Huế hiện còn khoảng 240 công trình, hầu hết là công sở, trường học, tập trung chủ yếu ở đường Lê Lợi dọc bờ nam sông Hương, Hoàng Hoa Thám, Lý Thường Kiệt, Ngô Quyền, Phan Bội Châu... Trong đó, có nhiều công trình đã bị hư hại nặng. Một tiến sĩ ngành xây dựng phân tích rằng "các công trình kiến trúc của người Pháp ở Huế không chỉ là nhà ở, mà giá trị lớn hơn là những tác phẩm kiến trúc đặc sắc, là hình ảnh còn lại của đô thị Huế thời Pháp thuộc. Thế nhưng tài sản kiến trúc này đã từng bị nhiều tổn thất nặng nề, và ngay lúc này nhiều công trình mới đã mọc lên ở khu phố Tây ngày xưa với kiểu dáng không ăn nhập, khiến không gian bị phá vỡ. Việc bảo tồn quần thể kiến trúc này cũng chính là bảo tồn tài sản văn hóa của Huế, thành phố di sản nhân loại."

Ghi nhận chung về tình trạng các nhà Tây ở Huế đã xuống cấp nặng nề, báo TTCN cho biết như sau: Phần lớn các công trình kiến trúc Pháp ở Huế đều có tuổi thọ 70-100 năm. Những ngôi nhà được xây dựng từ trước 1900 hầu như đã rệu rã, có nhà đã sụp đổ từ lâu. Đầu năm 2000, các kiến trúc sư, kỹ sư của Viện khoa học-công nghệ xây dựng đã tiến hành một cuộc khảo sát ở 122 công trình (trong đó khảo sát chi tiết 6 công trình) và nhận thấy bệnh trạng phổ biến nhất là thấm tường và dột mái, vật liệu thoái hóa (gỗ mục, tường mún, gạch bở, vừa xốp);nền móng hầu hết bị lún võng và nứt gãy.

Báo TTCN cho biết thêm: Bệnh viện Trung Ương Huế, đường Lê Lợi, nơi có số lượng kiến trúc Pháp nhiều nhất (21 công trình), xuống cấp nặng nề nhất. Mặt ngoài các công trình đều lỡ lói, loang lổ, bên trong hầu như quá mục nát. Ngôi biệt thự hai tầng trong khuôn viên đồn CA phường Vỹ Dạ sụp đổ nặng nề, không ai dám vào trong. Đáng lo ngại nhất là Khải Tường Lâu trong khuôn viên cung An Định (của Thái hậu Từ Cung). Tòa cung điện được xem là đẹp nhất trong các kiến trúc Pháp ở Huế, được xây theo phong cách tân cổ điển, nhưng mặt tiền đã biến thành mặt hậu, bãi tập kết hàng của dân đúc táp lô, và mặt hậu biến thành sân khấu ca nhạc nhưng cũng đã bị bỏ hoang từ lâu.

Bạn,
Cũng theo báo TTCN, rất nhiều công trình bị biến tướng do quá trình cải tạo như Cục Thuế tỉnh (đường Phạm Hồng Thái), biệt thự số 2 và số 4 đường Hùng Vương, khách sạn Sông Hương, cửa hàng số 1, nhà tập thể 15 Nguyễn Huệ. Hiện nay Huế vẫn chưa có quy hoạch chi tiết đường phố, khu phố nên dường như chưa có một sự quản lý nào về khu phố Tây ở Huế đang trong tình trạng xuống cấp nặng nề.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Lúc nào cũng có nan đề với bệnh viện… Sức khỏe người dân đầy những lo âu…
Cháy lớn ở Hóc Môn… may không ai tử vong…
Dân số ngày càng tăng… thành phố Sài Gòn ngày càng thiếu đất…
Thế là nổ cả trăm bình gas… Cả khu phố kinh hoàng…
Quốc lộ cũng sạt lở… Xuất hiện thêm vết nứt trên Quốc lộ 91…
Hành khách vắng dần trên các chuyến tàu xe lửa… thế là phải giảm giá vé để mời gọi người đi.
Văn bằng giả… Đào tạo kém chất lượng… Hễ có tiền là mua bằng dễ dàng… Đại học Việt Nam nhiều vấn đề nhức nhối…
Kinh tế Việt Nam sẽ hưởng lợi một phần nhờ chiến tranh thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc…
Ngư dân và tàu cá mất tích trên biển… Ngậm ngùi, chẳng thấy tint ức gì.
Sụp hội trường Ủy ban Nhân dân Thị trấn… may quá, lúc sáng sớm, chưa ai tới làm việc,… ai xây mà dỏm vậy kìa, chắc có ai ăn chận xi măng …
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.