Hôm nay,  

Bỏ Học Để Kiếm Sống

11/09/200500:00:00(Xem: 5506)
Bạn,
Theo ghi nhận của báo Lao Động, một khảo sát thực tế của các cơ quan chuyên môn trên địa bàn TPSG cho biết, nguyên nhân khiến trẻ em phải bỏ học, lao động sớm chính yếu là bởi đói nghèo. Mọi việc xoay quanh một cái vòng luẩn quẩn: Nhà nghèo phải phụ bố mẹ kiếm sống nên không có thời gian học, không bỏ công sức cho việc học dẫn đến học kém rồi chán học và rồi lại bỏ học để kiếm sống. Cứ thế, cái vòng luẩn quẩn ôm lấy chân những gia đình lao động nghèo, thất học...Báo LĐ ghi nhận thực trạng này qua một số trường hợp như sau.

Tại một góc của trường Lê Quý Đôn - ngôi trường trung tâm và khang trang của TPSG, cậu bé Nguyễn Hữu Tài - 9 tuổi đang phải lui cui phụ bố sửa một chiếc xe Honda cho khách. Nghe tiếng trống trường phát ra từ chương trình văn nghệ của buổi lễ khai giảng, Tài hồn nhiên đọc theo "tùng - tùng - tùng...". Ba của Tài - một người đàn ông hom hem - giải thích câu hỏi của tôi: Sao không cho bé đến trường - như thế này: "Tôi không đủ tiền cho con học ở trường dân lập. Còn ở trường công lập thì lại không đủ điều kiện. Tôi mới vào TPSG kiếm sống hơn một năm nay, đến khi Tài đã gần 8 tuổi, nhưng không có chỗ ở ổn định nên chẳng thấy ai đến kêu đi học. Mà ở độ tuổi này, nó cũng đã có thể phụ tôi kiếm tiền, nên tôi dẫn nó ra đây phụ giúp sửa xe, túc tắc cũng kiếm cơm qua ngày...".


Một cậu bé khác vóc dáng chừng 12-13 tuổi, cũng không đến trường mà vẫn lang thang bán vé số ngay trong ngày khai giảng, đã cho tôi biết: "Em học hết lớp 9, thi không đậu, quê ở Phú Yên... vào đây bán vé số để kiếm sống đã được mấy tháng rồi, em bỏ học luôn!".

Tương tự như hai trường hợp trên, vào ngày khai giảng, bé gái tên Ngọc Nga (15 tuổi) vẫn phải bán báo dạo. Phóng viên gặp em tại góc đường Trần Hưng Đạo - gần khu công viên 23 tháng 9, em tâm sự: "Nhà nghèo nên em bỏ học, theo đám bạn ở Bình Phước lên TPSG kiếm sống. Ban đầu, em làm nghề bới rác, rồi phụ bưng bê tại khu chợ Cầu Muối, mỗi ngày cũng kiếm được trên dưới 10 ngàn đồng, đủ sống qua ngày. Sau chợ giải toả, nhờ một số người quen biết thấy tội nghiệp, giới thiệu em đến mái ấm tình thương cũng nằm ở gần khu chợ và từ đó em nhận đi bán báo dạo, bây giờ thì kiếm được khoảng 15 ngàn đồng/ngày, nhờ vậy em đã có thể gửi tiền về quê giúp đỡ ba mẹ. Tối em tham gia lớp học phổ cập, nên sáng tranh thủ bán thêm".

Bạn,
Cũng theo báo LĐ, hàng năm, đến mùa tựu trường, đối với các bậc cha mẹ học sinh, ngoài nỗi lo âu về những khoản đóng góp, còn lo cho con phải học quá tải và cả hoang mang trước những cải cách, thay đổi đang gây nhiều tranh cãi về chương trình giáo dục...Và đối với những gia đình nghèo thì trẻ em không được cắp sách đến trường.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Địa cầu ngày càng nóng hơn, biến đổi khí hậu (BĐKH) gay gắt hơn, biển ngày càng dân cao hơn, nhiều vùng ven biển Việt Nam đang sạt lở tới mức báo động, diện tích nông nghiệp ở nhiều vùng đồng bằng bị biển xâm thực và ngập mặn nhiều hơn…
Kinh tế Việt Nam sẽ tăng chậm lại trong năm 2019, nhưng vẫn là mức tăng nhanh nhất khu vực.
Du khách tới Sài Gòn tăng đều… Tiền thu nhờ du lịch tăng đều…
Du học sinh không muốn về lại Việt Nam… Không ai muốn về cả.
Hít thở cũng là một khó khăn mới tại Sài Gòn… khi không khí bỗng nhiên ô nhiễm hơn.
Giảm giờ làm có nên không? Hầu hết người lao động đều muốn giảm bớt giờ làm việc…
Ngang ngược là kiểu Trung Quốc truyền thống… Hung hăng để chiếm đất, chiếm biển… May mắn thời này còn quốc tế.
Lại mưa lụt Đồng Nai… nơi trước giờ mưa thuận gió hòa so với các tỉnh Miền Trung…
Đòi nợ bằng bạo lực là một hiện tượng đáng sợ tại nhiều thành phố lớn. Đòi nợ thuê là một dịch vụ gây kinh hoàng…
Gần đây, thấy có người gọi Việt Nam là “xứ Đông Lào”… chữ này thoạt nghe hơi khó hiểu, nhưng nghĩ một chặp mới hiểu ra, rằng VN là đất nước phía Đông nước Lào, cũng một dạng chậm tiến y hệt như “chính chủ nước Lào”…
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.