Hôm nay,  

Ngôi Trường Sắp Sập

7/30/200400:00:00(View: 6134)
Bạn,
Theo báo Thanh Niên, tại thành phố Cần Thơ, nhiều trường tiểu học có nguy cơ sụp đổ, các bức tường của các phòng học đã xuất hiện các vết nứt. Học sinh ngồi học trong lớp luôn nơm nớp lo sợ tai họa ập xuống. Trình bày thực trạng này, báo TN viết như sau.
Trường Tiểu học An Hội, đường Ngô Hữu Hạnh đang lâm vào cảnh mối mọt gặm xiên kèo, tường gạch bong tróc. Nhiều mảng tường loang lổ đã xuất hiện những vết nứt lớn có thể dễ dàng dùng tay rút ra từng viên gạch. Năm học vừa rồi, Ban giám hiệu đã phải giao thêm nhiệm vụ cho đội học sinh trực, canh chừng không cho học sinh đến gần những bức tường sắp sập.Trường Tiểu học Lê Quý Đôn nằm ngay đại lộ Hoà Bình cũng không khá hơn. Năm học 2003-2004, gần phân nửa số phòng học nơi đây đã phải đóng cửa hẳn hoặc chỉ đón học sinh vào học một buổi. Trong lúc chờ kinh phí cải tạo, tu bổ, nhà trường đã phải sửa chữa vá víu một cách tạm bợ. Dãy phòng học trên tầng trước đây được lợp ngói, giờ đã thay bằng mái tôn cho nhẹ, thế nhưng các hàng rui mè vẫn tiếp tục oằn xuống. Dãy phòng học phía sau tuy xây dựng kiên cố nhưng nhiều nơi tường bị nứt lớn, nước mưa thấm lâu ngày lên rong xanh rờn. Nhiều cột sắt rỉ sét nham nhở lòi ra. Ông Tâm, 1 viên chức của nhà trường cho biết, đến giờ chơi không cho các em trong lớp mà tất cả phải xuống sân sinh hoạt. Nhà trường chỉ sợ các học sinh chạy giỡn mạnh tay, mạnh chân trong lớp, lỡ có chuyện gì thì nguy.

Cùng xuống cấp như trường Tiểu học Lê Quý Đôn, trường Tiểu học Hưng Lợi 1 thêm khổ với cái sân chơi như mặt nước ao hồ. Khi mở rộng nâng cấp đại lộ 30/4 với cốt nền đường đúng chuẩn đô thị, cũng là lúc cốt nền sân trường,vốn được xây dựng từ bốn năm chục năm nay, xuống thấp hơn mặt đường nửa mét. Vậy là khi mưa lớn hay triều cường, sân trường đã biến thành thủy lộ..
Là quận trung tâm của thành phố trực thuộc trung ương, nhưng hiện nay Ninh Kiều có đến 425/775 phòng học thuộc dạng bán kiên cố tạm bợ. Trong đó, số phòng có nguy cơ đổ sụp là không ít. Phòng Giáo dục - Đào tạo quận Ninh Kiều cho biết, hầu hết các điểm trường ở quận đã xây dựng quá lâu (trước 1975), tình trạng xuống cấp rất nghiêm trọng, có thể gây nguy hiểm cho học sinh bất cứ lúc nào. Năm học vừa qua, một số trường phải ngưng hoạt động toàn bộ hoặc ngưng một số phòng. UB quận Ninh Kiều cho biết thêm, phường nào cũng có trường được yêu cầu đóng cửa toàn bộ hoặc vài ba phòng, trong khi đó nhu cầu kinh phí cho cải tạo xây dựng mới là quá lớn.
Bạn,
Báo TN viết tiếp: "Bên cạnh đó, công tác giải tỏa đất để xây dựng các dự án trường lớp mới gặp nhiều khó khăn. Rất nhiều hộ dân nằm trong phạm vi giải toả yêu cầu phải được giải quyết tái định cư mới di dời. Nhưng việc giải quyết bồi hoàn, giải toả hay tái định cư lại là chuyện của thành phố, ngoài tầm với của thẩm quyền cấp quận. Chính vì những vướng mắc này mà tiến độ xây dựng trường cứ ì ạch lâu nay."

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Chuyện kể với bạn trong lá thư này là câu chuyện của cậu bé Nguyễn Hoàng Vân, học lớp 4/4 Trường Tiểu học Phù Đổng, Đà Nẵng. Cậu bé này vừa đoạt giải nhất khối tiểu học trong cuộc thi Tin học trẻ thành phố Đà Nẵng với nhu liệu "Kể chuyện cổ tích". Báo Thanh Niên kể như sau.
Bạn, Giải vô địch túc cầu Châu Âu (Euro) 2004 vừa khai diễn tại Bồ Đào Nha vào tối thứ Bảy vừa qua. Tại Việt Nam, sinh viên hầu hết đều "tín đồ túc cầu". Trong những ngày qua, mặc dù đang ở vào thời kỳ nước rút của kỳ thi cuối năm, cuối khoá, nhưng tại các ký túc xá, các quán cà phê, khu nhà trọ, nhiều sinh viên đã thức đêm để theo dõi trận cầu
Trong thời gian gần đây, các cơ quan chức năng CSVN tại các địa phương đã phát giác nhiều viên chức, cán bộ xài bằng giả để hợp thức hóa chức danh, thăng tiến lên chức vụ cao hơn. Trong vô vàn loại bằng giả được công luận nêu tên, báo Thanh Niên ghi ra 3 loại như sau.
Tại Việt Nam, hai tiếng "tiền nhựa" là cách gọi khác của thẻ tín dụng mà những người có tài khoản ở các Ngân hàng sử dụng. Thời gian gần đây phương thức tín dụng mới (thẻ rút tiền tự động ATM) đã thu hút đông đảo khách hàng tham gia. "Tiền nhựa" đã gõ cửa các giảng đường đại học, tạo nên cơn "sốt" xài tín dụng trong giới sinh viên. Báo Giáo Dục Thời Đại viết như sau.
Theo ghi nhận của báo Người Lao Động, tại Sài Gòn, có 1 giáo sư đại học đang là chủ nhân của bộ sưu tập hơn 180 sắc phong từ thời Gia Long, Tự Đức, Thành Thái, đặc biệt có 2 sắc phong của thời vua Quang Trung. Đó là tiến sĩ sử học Nguyễn Mạnh Hùng (Hiệu trưởng Đại học Dân lập Hồng Bàng), với bộ sưu tậo này
Vào thượng tuần tháng 7/2004, các trường đại học trên toàn VN sẽ tổ chức kỳ thi tuyển sinh viên vào năm thứ nhất niên khóa 2004-2004. Theo báo quốc nội, những tuần vừa qua, tại nhiều thành phố, hàng chục ngàn thí sinh từ các tỉnh về ôn thi cấp tốc, trong số đó có không ít thí sinh chỉ có mục đích ăn chơi . Còn việc đỗ hay không là chuyện nhỏ.
Theo dự báo của nhiều trung tâm giới thiệu việc làm ở TP SG, nhu cầu tìm người giúp việc nhà sắp tới sẽ còn tiếp tục tăng cao và yêu cầu mức lương có thể cũng cao hơn hiện nay. Báo quốc nội phân tích rằng thông thường, người làm nghề giúp việc nhà là lao động nữ ở các tỉnh miền Bắc, miền Trung và miền Tây, họ tự tìm đến các trung tâm .
Trên địa bàn tỉnh An Giang, tại Cù lao Ông Chưởng,huyện Chợ Mới, có gần 30 nhóm chuyên nghề "đội, kê kích, di dời nhà cửa" và các công trình kiến trúc. Gần 10 năm qua, họ đã di dời cả ngàn căn nhà khắp miền Tây. Cư dân địa phương gọi cù lao này là cù lao của những thần đèn. Báo Người Lao Động viết như sau.
Hiện nay ở ThưàThiên-Huế, một tình trạng nguy hiểm hơn và phổ biến hơn là việc thanh niên ở nông thôn, chính yếu là lớp trẻ ở độ tuổi 18-20, lập băng, lập nhóm suốt ngày la cà ở quán xá, ăn chơi lêu lổng. Những thanh niên này không chỉ chọc ghẹo, gây sự khách qua đường mà còn rất "anh chị" qua những hành động như
Trên địa bàn thành phố Hà Nội, có một xóm quy tập những người dân nghèo nhất. Đó là Xóm Bãi Giữa, chỉ là một dải đất nhô lên của đoạn sông Hồng từ cầu Chương Dương tới cầu Long Biên. Gọi là "nhà", là "căn hộ" cho "oai" nhưng thực ra là những chiếc lều được dựng lên tạm bợ, là chỗ "chui ra chui vào" của những người dân sống cho qua ngày đoạn tháng.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.