Hôm nay,  

Ngôi Trường Sắp Sập

7/30/200400:00:00(View: 6131)
Bạn,
Theo báo Thanh Niên, tại thành phố Cần Thơ, nhiều trường tiểu học có nguy cơ sụp đổ, các bức tường của các phòng học đã xuất hiện các vết nứt. Học sinh ngồi học trong lớp luôn nơm nớp lo sợ tai họa ập xuống. Trình bày thực trạng này, báo TN viết như sau.
Trường Tiểu học An Hội, đường Ngô Hữu Hạnh đang lâm vào cảnh mối mọt gặm xiên kèo, tường gạch bong tróc. Nhiều mảng tường loang lổ đã xuất hiện những vết nứt lớn có thể dễ dàng dùng tay rút ra từng viên gạch. Năm học vừa rồi, Ban giám hiệu đã phải giao thêm nhiệm vụ cho đội học sinh trực, canh chừng không cho học sinh đến gần những bức tường sắp sập.Trường Tiểu học Lê Quý Đôn nằm ngay đại lộ Hoà Bình cũng không khá hơn. Năm học 2003-2004, gần phân nửa số phòng học nơi đây đã phải đóng cửa hẳn hoặc chỉ đón học sinh vào học một buổi. Trong lúc chờ kinh phí cải tạo, tu bổ, nhà trường đã phải sửa chữa vá víu một cách tạm bợ. Dãy phòng học trên tầng trước đây được lợp ngói, giờ đã thay bằng mái tôn cho nhẹ, thế nhưng các hàng rui mè vẫn tiếp tục oằn xuống. Dãy phòng học phía sau tuy xây dựng kiên cố nhưng nhiều nơi tường bị nứt lớn, nước mưa thấm lâu ngày lên rong xanh rờn. Nhiều cột sắt rỉ sét nham nhở lòi ra. Ông Tâm, 1 viên chức của nhà trường cho biết, đến giờ chơi không cho các em trong lớp mà tất cả phải xuống sân sinh hoạt. Nhà trường chỉ sợ các học sinh chạy giỡn mạnh tay, mạnh chân trong lớp, lỡ có chuyện gì thì nguy.

Cùng xuống cấp như trường Tiểu học Lê Quý Đôn, trường Tiểu học Hưng Lợi 1 thêm khổ với cái sân chơi như mặt nước ao hồ. Khi mở rộng nâng cấp đại lộ 30/4 với cốt nền đường đúng chuẩn đô thị, cũng là lúc cốt nền sân trường,vốn được xây dựng từ bốn năm chục năm nay, xuống thấp hơn mặt đường nửa mét. Vậy là khi mưa lớn hay triều cường, sân trường đã biến thành thủy lộ..
Là quận trung tâm của thành phố trực thuộc trung ương, nhưng hiện nay Ninh Kiều có đến 425/775 phòng học thuộc dạng bán kiên cố tạm bợ. Trong đó, số phòng có nguy cơ đổ sụp là không ít. Phòng Giáo dục - Đào tạo quận Ninh Kiều cho biết, hầu hết các điểm trường ở quận đã xây dựng quá lâu (trước 1975), tình trạng xuống cấp rất nghiêm trọng, có thể gây nguy hiểm cho học sinh bất cứ lúc nào. Năm học vừa qua, một số trường phải ngưng hoạt động toàn bộ hoặc ngưng một số phòng. UB quận Ninh Kiều cho biết thêm, phường nào cũng có trường được yêu cầu đóng cửa toàn bộ hoặc vài ba phòng, trong khi đó nhu cầu kinh phí cho cải tạo xây dựng mới là quá lớn.
Bạn,
Báo TN viết tiếp: "Bên cạnh đó, công tác giải tỏa đất để xây dựng các dự án trường lớp mới gặp nhiều khó khăn. Rất nhiều hộ dân nằm trong phạm vi giải toả yêu cầu phải được giải quyết tái định cư mới di dời. Nhưng việc giải quyết bồi hoàn, giải toả hay tái định cư lại là chuyện của thành phố, ngoài tầm với của thẩm quyền cấp quận. Chính vì những vướng mắc này mà tiến độ xây dựng trường cứ ì ạch lâu nay."

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Trên đảo Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang, tiêu là cây đặc sản và thế mạnh giúp nhiều nông dân thoát nghèo. Nhưng, thời gian gần đây, nông dân Phú Quốc ùn ùn bán vườn tiêu. Các vườn tiêu Phú Quốc tiêu điều, và đặs sản tiêu của đảo này có nguy cơ sắp "tiêu". Báo SGGP ghi nhận về thực trạng này như sau. Ở Phú Quốc những ngày này, chuyện sang bán vườn tiêu đã trở thành cơn sốt.
Theo báo quốc nội, hệ thống giao thông trên địa bàn củamột số quận của thành phố Sài Gòn đang trong tình trạng hư hại nặng. Trên nhiều đoạn đường thuộc các quận Tân Bình, Quận 7, Quận 12, thường xuyên xảy ra tai nạn giao thông do có quá nhiều "ổ gà, ổ trâu" và những vũng nước sâu. Mặt đường còn bị cày nát bởi các xe tải qua lại hàng ngày.
Theo báo Sài Gòn Tiếp Thị so với năm học trước, năm nay chi phí chuẩn bị cho một đứa con đi học tăng khoảng 20%, lại là những khoản chi rất "cơ bản" mà phụ huynh cũng không biết phải cắt giảm khoản nào. Nhiều gia đình phải chạy tiền học cho con ngay từ mùa hè. Báo SGTT ghi lại những trường hợp khốn khó của một số phụ huynh như sau.
Từ ngàn xưa, việc đi buôn bằng đường sông đã trở thành nét đặc trưng của người dân đất phương Nam "lắm kênh nhiều rạch". Thế nhưng trên những nẻo hành trình ngược xuôi đó, dân buôn chuyến luôn đối mặt với bao rủi ro và nạn hiếp đáp từ nhiều phía. Có rong ruổi, lênh đênh trên sông nước cùng họ, mới thấu hiểu những nhọc nhằn
Trên địa bàn tỉnh Thưà Thiên, có 1 vùng đất nằm dọc bờ biển và gần như tách biệt với đất liền. Bao năm rồi người dân nơi đây luôn đối mặt với với bão lũ, nước dâng , cát bay, cát lở... Tai hoạ này đi qua, hiểm nguy kia ập lại. Trong hoàn cảnh khắc nghiệt đó, người dân ở đây vẫn bám lấy cát, bám lấy biển để sống trong cảnh khốn cùng. Báo Người Lao Động viết như sau.
Tại một số địa điểm của các khu rừng nguyên sinh ở đảo Phú Quốc, một loại hình "dịch vụ" đang thu hút đông du khách thuộc nam giới. Trong cái vắng lặng của rừng, du khách chứng kiến những "tiên nữ" 18-20 tuổi trong bộ đồ 2 mảnh đùa giỡn trên dòng suối. Đó là những cô gái đang chiêu dụ khách cùng tắm chung để mát trời ông địa. Phóng viên báo Lao Động kể như sau..
Chuyện xảy ra tại 1 xã ven biển nghèo nàn của tỉnh Thanh Hóa. Trong hoàn cảnh khốn khổ này, dân nghèo đối mặt với đói nghèo, và hơn một nửa số lao động trong xã đã phải tha hương mưu sinh. Báo Lao Động ghi nhận như sau.
Tại một số xã ngoại thành Sài Gòn, từ hơn hai năm nay, đã hình thành những phiên chợ cỏ mà thôi. Người bán và mua đều là nông dân. Cũng nhờ những ngôi chợ này, nhiều dân nghèo ở các tỉnh miền Tây và một số huyện ngoại thành Sài Gòn đã thoát nghèo. Báo SGGP viết về những phiên chợ cỏ và những dân nghèo kiếm sống nhờ nghề cắt cỏ như sau.
Theo báo Thanh Niên, chuyện học Anh văn, điện toán đã thành chuyện thường ngày ở VN, bây giờ muốn theo kịp thời đại thì phải biết thêm nhiều ngoại ngữ khác, đó là câu nói cửa miệng của nhiều thanh niên, thanh nữ hiện nay. Tiếng Nhật, tiếng Đại Hàn đang được giới trẻ VN ưa chuộng, trong đó lợi thế có phần nghiêng về ngôn ngữ đến từ đất nước mặt trời mọc. Báo TN viết như sau.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.