Hôm nay,  

Ngôi Trường Sắp Sập

7/30/200400:00:00(View: 6135)
Bạn,
Theo báo Thanh Niên, tại thành phố Cần Thơ, nhiều trường tiểu học có nguy cơ sụp đổ, các bức tường của các phòng học đã xuất hiện các vết nứt. Học sinh ngồi học trong lớp luôn nơm nớp lo sợ tai họa ập xuống. Trình bày thực trạng này, báo TN viết như sau.
Trường Tiểu học An Hội, đường Ngô Hữu Hạnh đang lâm vào cảnh mối mọt gặm xiên kèo, tường gạch bong tróc. Nhiều mảng tường loang lổ đã xuất hiện những vết nứt lớn có thể dễ dàng dùng tay rút ra từng viên gạch. Năm học vừa rồi, Ban giám hiệu đã phải giao thêm nhiệm vụ cho đội học sinh trực, canh chừng không cho học sinh đến gần những bức tường sắp sập.Trường Tiểu học Lê Quý Đôn nằm ngay đại lộ Hoà Bình cũng không khá hơn. Năm học 2003-2004, gần phân nửa số phòng học nơi đây đã phải đóng cửa hẳn hoặc chỉ đón học sinh vào học một buổi. Trong lúc chờ kinh phí cải tạo, tu bổ, nhà trường đã phải sửa chữa vá víu một cách tạm bợ. Dãy phòng học trên tầng trước đây được lợp ngói, giờ đã thay bằng mái tôn cho nhẹ, thế nhưng các hàng rui mè vẫn tiếp tục oằn xuống. Dãy phòng học phía sau tuy xây dựng kiên cố nhưng nhiều nơi tường bị nứt lớn, nước mưa thấm lâu ngày lên rong xanh rờn. Nhiều cột sắt rỉ sét nham nhở lòi ra. Ông Tâm, 1 viên chức của nhà trường cho biết, đến giờ chơi không cho các em trong lớp mà tất cả phải xuống sân sinh hoạt. Nhà trường chỉ sợ các học sinh chạy giỡn mạnh tay, mạnh chân trong lớp, lỡ có chuyện gì thì nguy.

Cùng xuống cấp như trường Tiểu học Lê Quý Đôn, trường Tiểu học Hưng Lợi 1 thêm khổ với cái sân chơi như mặt nước ao hồ. Khi mở rộng nâng cấp đại lộ 30/4 với cốt nền đường đúng chuẩn đô thị, cũng là lúc cốt nền sân trường,vốn được xây dựng từ bốn năm chục năm nay, xuống thấp hơn mặt đường nửa mét. Vậy là khi mưa lớn hay triều cường, sân trường đã biến thành thủy lộ..
Là quận trung tâm của thành phố trực thuộc trung ương, nhưng hiện nay Ninh Kiều có đến 425/775 phòng học thuộc dạng bán kiên cố tạm bợ. Trong đó, số phòng có nguy cơ đổ sụp là không ít. Phòng Giáo dục - Đào tạo quận Ninh Kiều cho biết, hầu hết các điểm trường ở quận đã xây dựng quá lâu (trước 1975), tình trạng xuống cấp rất nghiêm trọng, có thể gây nguy hiểm cho học sinh bất cứ lúc nào. Năm học vừa qua, một số trường phải ngưng hoạt động toàn bộ hoặc ngưng một số phòng. UB quận Ninh Kiều cho biết thêm, phường nào cũng có trường được yêu cầu đóng cửa toàn bộ hoặc vài ba phòng, trong khi đó nhu cầu kinh phí cho cải tạo xây dựng mới là quá lớn.
Bạn,
Báo TN viết tiếp: "Bên cạnh đó, công tác giải tỏa đất để xây dựng các dự án trường lớp mới gặp nhiều khó khăn. Rất nhiều hộ dân nằm trong phạm vi giải toả yêu cầu phải được giải quyết tái định cư mới di dời. Nhưng việc giải quyết bồi hoàn, giải toả hay tái định cư lại là chuyện của thành phố, ngoài tầm với của thẩm quyền cấp quận. Chính vì những vướng mắc này mà tiến độ xây dựng trường cứ ì ạch lâu nay."

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Theo báo quốc nội, trong khi TPSG đang tập trung giải tỏa nhà ổ chuột, nhà lụp xụp thì tại một số khu vực ở vùng ven lại mọc lên nhiều khu nhà "ổ chuột" kiểu mới xây dựng tạm bợ, diện tích chưa đến 10 mét vuông. Những quận như quận Bình Tân, Tân Phú, quận 12... là những nơi có nhiều khu nhà ổ chuột. Báo Người Lao Động ghi nhận hiện trạng này qua đoạn ký sự như sau.
Hiện nay, tại VN, các trung tâm dạy tiếng Anh của các tổ chức giáo dục nước ngoài đang ngày càng lấn lướt các đại học trong nước. Học phí tại đây thường được tính bằng Mỹ kim với mức không rẻ, nhưng vẫn thu hút rất đông học sinh. Học tiếng Anh "xịn" đang là trào lưu của giới trẻ. Tin Nhanh VN ghi nhận hiện trạng này tại Hà Nội như sau.
Tại U Minh tỉnh Cà Mau,có nhiều thợ quanh năm chui rúc trong những cánh rừng tràm như dân du mục để đem sức lực, mồ hôi đổi lấy chén cơm manh áo. Họ là dân nghèo từ các tỉnh miền Tây hội tụ về các lâm ngư trường U Minh đốn tràm thuê kiếm sống. Phóng viên báo Người Lao Động viết về cuộc sống khốn khổ của những người thợ này như sau.
Theo báo Thanh Niên, tại VN, sừng tê giác được rao bán trên thị trường chỉ là giả hoặc là mánh bịp bợm của những kẻ lừa đảo. Còn hàng thật đang được mua bán một cách bí mật, thì là hàng nhập lậu, từ các nguồn khắp trên thế giới. Một ký sừng dao động 17,000-20,000 Mỹ kim. Báo TN viết như sau. Một ký sừng tê giác tại thị trường Việt Nam dao động từ 17 ngàn đến 20 ngàn đôla.
Theo ghi nhận của báo quốc nội, tình hình buôn lậu tại các tỉnh biên giới ở phía Bắc Việt Nam ngày càng gia tăng, nhất là trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn, một địa phương có nhiều "cứ điểm" của dân buôn lậu. Tại nhiều khu vực của tỉnh này, hàng lậu vận chuyển qua biên giới, theo những đường mòn vào các nhà dân gần đó ém chờ tin của hoa tiêu - còn được gọi là "chim lợn".
Tại VN, theo quy chế tuyển sinh viên vào các trường Đại học, trong kỳ thi nhập học, ngoài trường chính (nguyện vọng 1), mỗi thí sinh dự thi được quyền ghi thêm 1 nguyện vọng (nguyện vọng 2) theo học 1 trường đại học nếu số điểm thi không đạt điểm chuẩn của trường chính, nhưng hội đủ số điểm của trường thuộc nguyện vọng 2.
Theo ghi nhận của báo quốc nội, dịch cúm gia cầm tái phát đang khiến nhiều doanh nghiệp sản xuất bánh kẹo tại Sài Gòn, Hà Nội hoang mang. Đại diện các công ty cho biết, hằng năm, trong mùa bánh Trung Thu, đều tung ra một khối lượng lớn bánh có nhân làm từ thịt, trứng gà, nhưng năm nay sẽ phải cân nhắc lại việc này vì nguy cơ dịch cúm sẽ là mối họa cho các cơ sở kinh doanh.
Theo báo quốc nội, nhiều khu nhà tại Hà Nội đang có hiện tượng lún và nghiêng. Báo Lao Đông nêu ra trường hợp1 khu nhà 5 tầng gồm với 40 gia đình, được xây dựng từ năm 1988, đưa vào sử dụng năm 1990.. Ngay từ khi đưa vào sử dụng, nhà đã có hiện tượng lún và nghiêng về phía bắc nhưng đã được các cơ quan chức năng xác định là vẫn bảo đảm an toàn, độ nghiêng trong giới hạn cho phép.
Theo báo SGGP, những ngày qua, tòa soạn báo này nhận được một số thư của cư dân xã Bà Điểm huyện Hóc Môn, TPSG, than van về tình trạng ngập úng nước triền miên gây khó khăn cho sinh hoạt, sản xuất của người dân và gây ô nhiễm môi trường trầm trọng.Từ ø một vùng đất gò, nơi đã tạo nên cau, trầu Bà Điểm nổi tiếng là ngon nhất cả VN, nay lại rơi vào cảnh ngập úng trầm trọng.
Theo báo quốc nội, tại Sài Gòn, số bệnh nhân luôn quá tải khiến các cơ sở khám chữa bệnh công lập làm không hết việc, trong khi vẫn phải thường xuyên bù lỗ vì mức thu vào quá ít. Cũng do quy chế bệnh viện phí bất hợp lý, người nghèo không được hưởng dịch vụ y tế. Nhiều bệnh nhân nghèo phải lâm vào tình cảnh khốn khổ khi vào điều trị tại các bệnh viện
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.