Hôm nay,  

Không Địa Chấn Cũng Sập

30/08/200500:00:00(Xem: 5731)
Bạn,
Theo báo quốc nội, từ thượng tuần tháng 8 đến nay, sau khi thành phố Sài Gòn xảy ra những cơn địa chấn (ngày 5 và 6-8-2005), cư dân sống trong các chung cư ở TPSG vẫn chưa hết xôn xao. Sau đợt địa chấn này, các chuyên viên liên ngành xây dựng, địa chánh, khoa học-công nghệ đã tiến hành kiểm tra hệ thống chung cư tại Sài Gòn. Nhận xét chung của các chuyên viên là có nhiều chung cư cũ có nguy cơ bị sập bất cứ lúc nào dù không có động đất. Báo Người Lao Động ghi nhận hiện trạng này như sau.
"Không động đất cũng sập!" Đó là nhận xét về các chung cư cũ tại thành phố của Nguyễn Văn Hiệp, phó Giám đốc Sở Xây dựng - sau đợt kiểm tra khẩn hiện trạng các chung cư. Những chung cư nguy cơ bị sập chủ yếu tập trung ở quận 1, quận 5, quận 10, chất lượng yếu kém của những chung cư này đã được cảnh báo và đề nghị các Ủy ban địa phương di dời nhưng người dân thì trì hoãn, chần chừ còn địa phương lại quá thụ động. Thật ra, ủy ban địa phương có muốn di dời nhanh chóng cũng bó tay vì chỗ đâu mà tái định cư" Qua kiểm tra, cơn dư chấn vừa qua làm xuất hiện một số vết nứt ở các chung cư Cô Giang - quận 1, chung cư Nguyễn Kim - quận 10. Đối với các chung cư cao tầng mới, đến nay chưa có báo cáo nào cho thấy bị ảnh hưởng bởi địa chấn. Ban giám đốc Sở Xây dựng TPSG cho rằng việc đưa thông tin về cơn địa chấn của một số báo đã khiến người dân thêm hoang mang, như ở chung cư Nguyễn Công Trứ không bị ảnh hưởng gì bởi địa chấn nhưng các hộ dân do lo sợ đã tự di dời. Các cơ quan chức năng như Sở Khoa học - Công nghệ hoặc Viện Vật lý địa cầu phải sớm có thông báo chính thức về mức độ của trận động đất vừa qua để người dân yên tâm hơn.

Tại cuộc họp bàn về kháng chấn và giải pháp tránh thiệt hại khi có địa chấn tại Sở Khoa học - Công nghệ TPSG vào trung tuần tháng2005, giáo sư -tiến sĩ Lê Minh Triết nhận xét địa chấn ở miền Nam rất ít khi xảy ra và cũng chỉ có mức độ nhẹ nên nếu không xây dựng công trình cao tầng lớn, công trình ngầm thì việc kháng chấn không được chú ý. Giáo sư Nguyễn Văn Đạt cho rằng các công trình cao tầng ở thành phố SG đang phát triển với tốc độ nhanh nên việc kiểm tra chặt chẽ chất lượng nền móng công trình cao tầng cũng như yêu cầu chấn rung động, địa chấn của công trình cần được quan tâm hơn. Ông Nguyễn Văn Hiệp, phó giám đốc Sở Xây dựng TPSG khẳng định: "Miền Nam từ trước đến nay chưa xảy ra trận động đất nào cấp 7, trận động đất hy hữu vừa qua theo đánh giá không chính thức khoảng cấp 5 hoặc 6 thi về nguyên tắc chưa cần áp dụng tiêu chuẩn kháng chấn. Nếu kháng chấn thì mức đầu tư sẽ tăng cao. Đó là điều khó được chấp nhận".
Bạn,
Cũng theo báo NLĐ, sau địa chấn, các nhà khoa học đều nhận định rằng việc nghiên cứu phân vùng nhỏ động đất TPSG dù tốn kém "nhưng có thể giảm thiểu những thiệt hại khi có động đất và cần tính đến việc kháng chấn với những công trình nằm trong khu vực có nguy cơ chấn động cao".

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.