Hôm nay,  

Phố Tây Ở Sài Gòn

13/08/200500:00:00(Xem: 5314)
Bạn,
Từ hơn 10 năm qua, phường Phạm Ngũ Lão, quận 1 thành phố Sài Gòn, đã trở thành Phố Tây của du khách bình dân. Theo báo quốc nội, trung bình mỗi ngày Phố Tây phường Phạm Ngũ Lão có từ 2 ngàn đến 4 ngàn du khách lưu trú. Ngày cũng như đêm, tấp nập, giá rẻ "bèo, đó là những gì còn đọng lại sau khi du khách chọn phố Tây Phạm Ngũ Lão, quận 1 làm nơi dừng chân khi đến Sài Gòn.Thế nhưng phố Tây vẫn chưa thật sự là "điểm đến đầy bất ngờ" như câu khẩu hiệu được địa phương nơi đây đưa ra. Báo Người Lao Động ghi nhận toàn cảnh tại Phố Tây Phạm Ngũ Lão qua đoạn ký sự như sau.
5 giờ chiều, tại phố Tây Phạm Ngũ Lão, khi chiếc xe du lịch chưa kịp ngừng hẳn để du khách xuống, một lực lượng hùng hậu gồm xe ôm, bán dạo ( từ sách báo tiếng Anh đến quạt nan, dụng cụ đấm bóp...) đã chực chờ sẵn để bao vây. Những người này tranh nhau, quơ chân, múa tay, "xổ" hàng loạt tiếng Tây bồi để chiêu dụ những du khách đang lắc đầu nguầy nguậy. Cũng tầm giờ này, tại quán cơm chay Bồ Đề, khi nhiều du khách đang thưởng thức những món ăn truyền thống của Việt Nam, đột nhiên một đội quân gồm 6 đứa trẻ trần trùng trục, đen đúa và hôi hám sấn tới. Chúng cố tình chạm vào người du khách để xin tiền. Buổi ăn tối ngon lành của họ lập tức bị phá hỏng.

Isabelle, đến từ Canada, người có "thâm niên" cư ngụ tại khu phố Tây này tới 3 lần đã không ngần ngại cho biết, cô chọn phố Tây chỉ vì lý do duy nhất: rẻ. Thật sự, du khách lần đầu đến đây rất dễ bị "ngộp" vì sự lộn xộn của khu phố. Isabelle dẫn chứng, vào các buổi sáng hoặc buổi chiều, con đường Phạm Ngũ Lão gần như không còn lối đi cho du khách do các loại xe 50 chỗ trả khách nối đuôi nhau nêm chật. Xe 2 bánh và taxi cũng tranh nhau lưu thông. Trong khi đó, theo khảo sát của Sở Du lịch, đa số du khách ở phố Tây đều ưa chuộng hình thức đi bộ bát phố. Họ muốn dành nhiều thời gian để giao tiếp với người địa phương, khám phá môi trường sinh hoạt tự nhiên.
Bạn,
Báo NLĐ cho biết: theo điều tra mới nhất của Sở Du lịch TPSG thì 1/4 du khách đến phố Tây là nhà tham vấn, bác sĩ, luật sư, 20% là doanh nhân. Chính vì vậy, mặc dù chọn hình thức du lịch tiết kiệm nhưng du khách ở đây vẫn đòi hỏi cung cách phục vụ "đạt tính chuyên nghiệp cao." Trong một lần tiếp xúc với phóng viên, Yaron, một nhà xã hội học người Do Thái, cho biết rất thích kiểu du lịch tự tổ chức vì chi phí không cao lại có thể tìm kiếm những kinh nghiệm mà cuộc sống đời thường anh ta không thể có được. Tuy nhiên, chỉ một lần thử ở nhà trọ bình dân với mục đích tiếp cận với người dân địa phương thì Yaron đãtởn tới già! Chỉ có một tấm nệm cáu bẩn, phòng vệ sinh thì ôi thôi...Yaron cho phóng viên biết, anh ta đã du lịch kiểu ba lô này tại nhiều nước nhưng tại các nước anh đến, du khách đều được hướng dẫn khá cặn kẽ để không bị chọn lầm. Nhưng ở đây, sự hướng dẫn chủ yếu đều được thông qua "cò".

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.