Hôm nay,  

Khi Công Nhân Nổi Giận

09/06/200500:00:00(Xem: 5395)
Bạn,
Theo báo quốc nội, vào thượng tuần tháng 6 vưà qua, trên địa bàn quận Gò Vấp, thành phố Sài Gòn, đã xảy ra một vụ công nhân đập phá trụ sở 1 công ty sản xuất giày. Theo các nhân chứng, vụ việc xuất phát từ khu vực nhà ăn của công ty này. Các công nhân đồng loạt bỏ ăn, hất đổ đồ ăn xuống đất và một số người bắt đầu đập phá. Vụ việc gây náo loạn cả khu vực, lực lượng công an CSVN quận Gò Vấp đã phải xuống vãn hồi trật tự. Công nhân công ty cho biết đây là hậu quả của những bất bình về qui chế giờ làm việc, lương bổng, dù đã kiến nghị nhiều lần nhưng không được quan tâm, giải quyết.
Trình bày về nguyên nhân vụ việc, báo Tuổi Trẻ ghi nhận như sau: vào buổi tối thứ Sáu (3/6) tuần qua, hàng ngàn công nhân Công ty tư doanh giày da Huê Phong (57/4A Phạm Văn Chiêu, Phường12, quận Gò Vấp, TP.SG) đã đồng loạt bỏ bữa ăn, đập phá căngtin, nhà bếp, văn phòng... của công ty. Phải mất gần bốn giờ đồng hồ các cơ quan chức năng mới ổn định được trật tự. Trao đổi với phóng viên, các công nhân tại đây nói: "Công ty chỉ lo làm giàu, bóc lột sức lao động một cách tàn tệ". Công ty thường xuyên tăng ca, ít nhất mỗi người phải làm việc 12 giờ/ngày, chủ nhật vẫn không được nghỉ, ngay cả giờ nghỉ công nhân cũng không được phép nằm mà phải ngủ ngồi, gục đầu trên bàn máy. Còn cơm ăn giữa ca thì bữa sống, bữa chín, thức ăn nấu cho có, gần 10 ngàn công nhân chỉ có một khu căngtin, tới bữa nếu muốn được ăn no thì phải chen lấn, thậm chí giành giật với nhau.

Báo TT phân tích rằng tình trạng tăng ca liên tục nhưng công ty tính phụ trội làm thêm không chính xác, không bao giờ đúng theo qui định. Nhiều công nhân làm việc đã lâu năm mà không được xem xét tăng lương, mức lương cơ bản chỉ cố định ở mức trên dưới 400 ngàn đồng/tháng. Không ít công nhân làm việc đã hơn sáu tháng nhưng vẫn không được tham gia bảo hiểm xã hội. Đã vậy, công ty còn thực hiện nhiều qui định khắc nghiệt để phạt trừ lương. Bên cạnh đó, thái độ đối xử của chủ quản người nước ngoài rất thô bạo, thậm chí đánh đập công nhân.
Cũng theo TT, các công nhân ở Công ty Huê Phong còn cho biết những bất bình này được kiến nghị nhiều lần nhưng mọi chuyện vẫn như cũ, nên hành động của công nhân vào tối 3-6 chỉ là "giọt nước tràn ly".
Bạn,
Cũng theo báo TT, đây không phải lần đầu tiên Huê Phong bị công nhân phản ứng dữ dội. Năm 2000, công nhân tại đây cũng đã đập phá tài sản rồi đình công kéo dài vì những lý do tương tự. Sau đó quận Gò Vấp đã phải lập đoàn liên ngành xuống kiểm tra, xử phạt. Thế nhưng, công ty chỉ "cải thiện" được một thời gian rồi đâu lại vào đó.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Khi đổi tên, sẽ thoát tụt hậu? Có vẻ như nhiều quan chức Hà nội tin như thế…
Hình như chính phủ Hà nội lo sợ dân chúng biểu tình theo kiểu như Hồng Kông… do vậy cảnh sát phải diễn tập đàn áp biểu tình.
Từ chiến tranh thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, cho tới các sóng gió Biển Đông… bàn tay chính phủ Bắc Kinh hung hiểm phóng phi tiêu ra tứ phía…
Con gà đẻ trứng vàng cho Việt Nam và các nước Đông Nam Á vẫn luôn luôn là ngành du lịch… vì tự nhiên khách quốc tế rủ nhau tới xài tiền trong sân nhà mình…
Lúc nào cũng trai thừa, gái thiếu… thặng dư chênh lệch trên cả nước, không chỉ tại Sài Gòn.
Tưng bừng kinh doanh lậu… Đó là chuyện bến bãi đường thủy…
Dầu lậu chở lặng lẽ… cả chục ngàn lít dầu… không xuất xứ. Hẳn là tham nhũng, hay hối lộ…
Nhiều ngân hàng không biết làm sao thu hồi tiền cho vay, khi các dự án khổng lồ liên tục thua lỗ… và ngập nợ.
Có quá nhiều nỗi lo cho khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long…
Thôi thì bỏ phạt… hy vọng học trò ngoan mãi, biết vâng lời và học giỏi. Bản tin GiadinhNet kể về một ngôi trường tại Hải Phòng
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.