Hôm nay,  

Khi Cửa Biển Bị Lấp Dần

6/2/200500:00:00(View: 6390)
Bạn,
Theo báo Tuổi Trẻ, trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên-Huế, hàng ngàn gia đình cư dân vùng đầm Cầu Hai và ven biển đang nơm nớp lo âu cho sự sống của mình khi con đường vào ra biển, nơi lấy nước biển và cũng là nơi thoát lũ cho cả vùng đất của hai huyện Phú Lộc và Phú Vang, chẳng bao lâu nữa bị đóng chặt. Báo Tuổi Trẻ viết như sau.
Vào những chiều cuối tháng 5, khoảng 60 chiếc gọ (thuyền) của ngư dân xã Vinh Hiền (huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên - Huế) như thường lệ nhổ neo vượt cửa Tư Hiền ra khơi. Nhưng có thể đây là những chuyến đi biển cuối cùng và nhiều người sẽ từ bỏ nghề biển trong nay mai. Phan Thanh Thạc, một ngư dân 29 tuổi, thở dài: "Mỗi gọ đi 5-7 người đàn ông, một người lo cho cả gia đình chừng 6-7 miệng ăn. Cửa biển như ri không biết rồi có bám trụ được với nghề biển nữa không". Lúc này lão ngư Nguyễn Đinh, 70 tuổi, người ở cùng thôn Hiền An 2 (xã Vinh Hiền) với Thạc cứ lặng lẽ nhìn về cửa biển rồi chép miệng: "Hắn lại nổi lên rồi!". "Hắn" là ông ám chỉ những doi cát lù lù nhô lên từ đáy cửa biển, sắp chặn ngang dòng chảy lưu thông giữa đầm Cầu Hai và biển Đông. Ông Đinh, người đã 60 năm lăn lộn với "đầu sóng ngọn gió",nhìn hai doi cát dài còn cách nhau chừng hơn 150m, rồi lắc đầu: "Cũng chẳng còn lâu nữa không chỉ dân vạn (những người sống bằng nghề đi biển ) chúng tôi, mà biết bao người nữa lại khốn đốn".

Thôn Hiền An 2 có đến 95% số hộ sống bằng ngư nghiệp, ông Đinh được dân chài nơi đây xem là người am tường nhất từng hơi thở của biển. Đời ông ít nhất đã ba lần chứng kiến sự bồi tụ và lấp cửa biển, nhưng thời gian gần đây tốc độ bồi lấp "nhanh đến chóng mặt". Lần này ngoài yếu tố tự nhiên còn có tác nhân của việc xây cầu Tư Hiền, nơi đã làm cản trở dòng thủy lưu từ đầm Cầu Hai ra cửa Tư Hiền. Trước trăm sự khó nảy sinh, nhiều lần dân hò nhau ra múc cát. Gần đây nhất là năm 1996, toàn dân ở đây được huy động để khơi thông dòng lạch.Làm không nổi thì đề nghị với huyện, tỉnh cho phương tiện cơ giới. Đề nghị được chấp nhận, hút gần như hết cát rồi, chỉ sau một đêm thức dậy thấy nổi lên một cồn cát mới...
Đến kỳ cửa biển bị lấp, cát là nỗi ám ảnh của dân ngư chài, ven biển. Hệ lụy của mỗi đợt lấp cửa biển có khi thật thảm khốc. Cơn lũ dữ năm 1999 đã quét ở thôn Hiền An nguyên một xóm nhà. Gần 100 gia đình cư dân sau đó mất cửa mất nhà phải tái định cư nơi khác.
Bạn,
Cũng theo TT, phần lớn trong số hơn 2,800 gia đình cư dân sống bằng nghề ngư ở vùng đầm phá và ven biển này đều trông cậy vào việc đánh bắt và nuôi trồng thủy sản trên đầm Cầu Hai. Trong khi người dân chuyên chài lưới trên sông đầm hay biển cả đang lo lắng trước khi cửa Tư Hiền bị đóng thì người dân nuôi tôm sú mang nỗi lo mất mùa, dịch bệnh và bỏ trống ao nuôi... Chuyện cửa biển Tư Hiền sắp đóng, phần lớn người dân vùng đầm phá đều biết, nhưng những niềm tin "tìm ra lối thoát" đã hằn lên từng gương mặt rám nắng của họ.

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Có phải ngoại ngữ là khó nhất trong các môn học? Có lẽ như thế. Nhưng đối với nhiều người, Toán hay Lý Hóa mới khó nhất, hay Sử hay Địa mới khó nhất… Vấn đề là cần môi trường thuận tiện. Thí dụ, nếu truyền hình CNN kênh tiếng Anh hằng ngày phát hình tại Việt Nam, có lẽ nhiều học sinh sẽ giỏi tiếng Anh hơn từ ngày thơ ấu. Không có môi trường thuận lợi để học ngoại ngữ, sẽ học gian nan hơn.
Môi trường là chuyện nhức nhối tại Việt Nam.
Vậy là kiều hối chảy vào nước ào ạt… bất kể qua kênh chính thức hay bán chính thức, hay không chính thức. Kiểm toán cho đúng cũng khó, chỉ có cách suy đoán rằng phước đức của chế độ vẫn còn vững vàng, ít nhất là về mặt thu hút kiều hối. Chỉ có cách suy nghĩ kiểu tâm linh mới giải thích được, có lẽ.
Vậy là trật đường rầy, câu chuyện tưởng như chỉ có trong truyện thần thoại của thế kỷ 19 hay thế kỷ 20. Đúng là trật đường rầy xe lửa.
Có phải đào tạo 9.000 Tiến Sĩ sắp tới chỉ là một cách để các quan chức củng cố cho chế độ vững vàng thêm vài thập niên? Có phải tất cả con cháu của mấy trăm ủy viên Bộ Chính Trị sẽ được cầm tiền chính phủ để đi học Tiến sĩ, Thạc sĩ theo đề án mới, và rồi một số sẽ kết hôn với Việt kiều để ở lại nằm vùng, phần còn lại sẽ về VN thay ba mẹ để cai trị VN thêm vài thập niên nữa?
Đàn ông có giá bao nhiêu? Bạn thử suy đoán xem? Một ngàn đô la hay một triệu đôla? Tất nhiên là tùy… vì không phải ai cũng có giá như ai. Vì như cuộc đời của Albert Einstein vĩ đại hơn biết bao nhiêu người đời thương như mình.
Sinh viên là người đi học bậc cao đẳng hay bậc đại học… Trong lịch sử nhân loại, sinh viên thường là thế hệ đi đầu của những cuộc cách mạng. Gần như bất cứ biến động nào trong lịch sử cũng nhìn thấy bóng dáng của sinh viên.
Vậy là lại ngộ độc. Cũng ở trường mầm non. Có vẻ như các trường mầm non không bận tâm về chuyện nhà bếp? Hay phải chăng, có gì mờ ám trong việc đi chợ cho trường mầm non?
Nhạc bolero có phải là bước thụt lùi? Hỏi như thế, có công bằng không, trong khi các loại nhạc thường gọi là “nhạc sang” chủ yếu là nhạc cũ từ hơn nửa thế kỷ qua? Tính vê thời gian, nhạc nào thụt lùi hơn? Nhưng dân Miền Nam ưa nhạc bolero chủ yếu là cảm xúc hoài niệm vê cái gì rất mực VNCH... Và chẳng nguy hiểm gì cả.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.