Hôm nay,  

Lò Luyện Thi Hết Thiêng

13/04/200500:00:00(Xem: 5352)
Bạn,
Hàng năm, từ sau Tết Dương Lịch, tại Sài Gòn, Hà Nội, các lò các lò luyện thi đại học đã đông nghẹt học sinh, thế nhưng thì năm nay tình hình diễn ra ngược lại. Tại Hà Nội, mọi năm từ trước sau tháng Giêng, các sĩ tử từ các tỉnh đã ùn ùn kéo nhau ra các lò luyện thi ở thành phố này để ghi danh học chương trình ôn luyện cấp tốc. Nhưng tới tháng 4 này, hầu hết các lò đều khá im ắng. Số lượng học sinh đến ghi danh ôn luyện giảm rõ rệt. Thí sinh ngoại tỉnh không lên đã đành, nhiều học sinh lớp 12 ở Hà Nội cũng chẳng mấy tin vào các lò nữa. Báo Tuổi Trẻ đã ghi nhận về thực trạng các lò luyện thi tại HN như sau.
Ngay đầu đường Tạ Quang Bửu, Trung tâm luyện thi Đại học Tô Hoàng giăng băngrôn quảng cáo đỏ rực chiêu sinh các khối A, D đã lâu mà các lớp chỉ chục người. Lịch dạy của các thầy cũng không còn kín mít như trước nữa. Thầy P.V.T. những năm trước nổi tiếng là đông học sinh theo học, mỗi ngày thầy chạy tới 6-7 "sô"; song năm nay nhiều nhất cũng chỉ 3 sô/ngày. Còn cô Đ.T.H. những năm trước "thường thường bậc trung" 3-4 sô/ngày thì năm nay chỉ còn 1-2 sô/ngày.

Các lò cạnh Trường Đại học Khoa học xã hội-nhân văn cũng khá im ắng. Tuy lịch học vẫn giăng trắng xóa các bảng nhưng rất ít học sinh đến xem. Từ 8 giờ sáng đến 12 giờ trưa (thời điểm học sinh theo học nhiều nhất), chỉ có vài chục học sinh và phụ huynh đến xem lịch học. Còn số người đăng ký thì được độ 2-3 người.Chị N.T.T. chủ một cơ sở luyện thi - than thở: "Ít học sinh đến luyện thi quá. Có khi phải dẹp lò mất". Và thực tế, lò H. ở bên cạnh lò của chị T. đã chuyển sang kinh doanh dịch vụ Internet!
Về phía học sinh, Bùi Văn Khương (học sinh Trường trung học phổ thông Hồng Quang, thành phố Hải Dương) đang ôn để thi lại đại học cho biết: "Lên Hà Nội luyện thi vất vả, tốn kém, nhưng chưa chắc bằng ôn ở nhà. Khương có người anh họ mấy năm lên Hà Nội ôn thi mà trượt vẫn hoàn trượt".
Bạn,
Cũng theo báo TT, một lý do nữa khiến các lò luyện vắng bóng thí sinh là do giá cả sinh hoạt hiện nay ở Hà Nội quá đắt đỏ. Trung bình một học sinh đã tốt nghiệp trung học phổ thông (lớp 12) muốn lên Hà Nội ôn luyện thì mỗi tháng gia đình phải chu cấp cả triệu đồng (tiền nhà, tiền ăn và tiền ôn luyện ba môn thi). Bởi vậy, không phải gia đình nào cũng đáp ứng nổi. Báo TT ghi nhận rằng mỗi có một cách học khác nhau, song có thể khẳng định rằng các lò luyện không còn là "sự lựa chọn duy nhất" đối với các thí sinh thi đại học.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Khi đổi tên, sẽ thoát tụt hậu? Có vẻ như nhiều quan chức Hà nội tin như thế…
Hình như chính phủ Hà nội lo sợ dân chúng biểu tình theo kiểu như Hồng Kông… do vậy cảnh sát phải diễn tập đàn áp biểu tình.
Từ chiến tranh thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, cho tới các sóng gió Biển Đông… bàn tay chính phủ Bắc Kinh hung hiểm phóng phi tiêu ra tứ phía…
Con gà đẻ trứng vàng cho Việt Nam và các nước Đông Nam Á vẫn luôn luôn là ngành du lịch… vì tự nhiên khách quốc tế rủ nhau tới xài tiền trong sân nhà mình…
Lúc nào cũng trai thừa, gái thiếu… thặng dư chênh lệch trên cả nước, không chỉ tại Sài Gòn.
Tưng bừng kinh doanh lậu… Đó là chuyện bến bãi đường thủy…
Dầu lậu chở lặng lẽ… cả chục ngàn lít dầu… không xuất xứ. Hẳn là tham nhũng, hay hối lộ…
Nhiều ngân hàng không biết làm sao thu hồi tiền cho vay, khi các dự án khổng lồ liên tục thua lỗ… và ngập nợ.
Có quá nhiều nỗi lo cho khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long…
Thôi thì bỏ phạt… hy vọng học trò ngoan mãi, biết vâng lời và học giỏi. Bản tin GiadinhNet kể về một ngôi trường tại Hải Phòng
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.