Hôm nay,  

Nghiệp Múa Lân Sư Rồng

04/01/200500:00:00(Xem: 5466)
Bạn,
Tại VN, nghề múa Lân Sư Rồng, thường tập luyện cả năm nhưng chỉ biểu diễn vài ba ngày lễ tết, hay những dịp các cơ quan, đơn vị khai trương... Khi đã theo nghề này, nhiều người gọi đó là cái nghiệp. Từ niềm đam mê khi nghe tiếng trống rộn rã của những đoàn lân, nhiều người đã dấn thân theo nghề "ghiền không bỏ được". SGGP viết như sau.
Vài năm trở lại đây, số lượng các đoàn lân sư rồng tăng lên ngày một nhiều hơn và có mặt ở khắp các quận huyện trên địa bàn thành phố SG với trên dưới 50 đoàn lớn nhỏ. Riêng quận 5 có đến 15 đoàn khác nhau và được xem là trung tâm của lực lượng lân sư rồng thành phố SG. Mỗi đoàn có từ vài chục người đến cả trăm người, già trẻ - bé lớn có đủ.

Khi đến với nghề múa lân sư rồng, điều bắt buộc đầu tiên mỗi người đều phải học, luyện võ thuật để có thể nhảy múa, thực hiện những động tác trèo múa trên cây cao, múa trên mai hoa thung (trên các trụ sắt cao 2, 2 - 3 mét)... Lứa tuổi bắt đầu đến với nghề múa lân sư rồng thường là 8, 9 tuổi. Và thường các em này rất gan dạ, chịu khó tập luyện, có năng khiếu. Trong quá trình thực hiện, con lân thể hiện khá nhiều động tác hỷ, nộ, ái, ố... với những tư thế nhảy, vồ, cắn nuốt, thở, lăn vòng, vặn mình, ngồi, nằm, đứng, tiến, lùi cảnh giác, dò xét...". Cho nên, các đoàn "cạnh tranh" nhau cũng rất khốc liệt, tồn tại hay không tồn tại dựa vào tên tuổi, lịch sử truyền thống của đoàn và đặc biệt là lực lượng diễn viên, càng nhỏ tuổi mà diễn hay thì khán giả càng khoái. Chính vì thế các đoàn luôn tuyển mộ các thành viên nhí để đào tạo, thường là dạy miễn phí. Khi các em diễn được, tham gia các suất diễn sẽ được trả cát sê 20 ngàn đồng - 30 ngàn đồng/suất và mấy ngày Tết cát sê được từ 50 ngàn- 60 ngàn đồng/suất/người. Ngoài ra còn có tiền thưởng, lì xì của các gia chủ, nơi đoàn đến diễn. Tuy nhiên thành viên của hầu hết những đoàn lân sư rồng đến với nghề này không phải bởi cát sê mà chủ yếu ham vui, mê tiếng trống "tùng thình, tùng thình, tùng thình..." và tiếng "chập chã". Khi đã vào nghề thì múa lân sư rồng gần như đã trở thành cái nghiệp không thể rời xa.
Bạn,
SGGP viết tiếp: các thành viên đoàn lân sư rồng hầu hết đều bận rộn, ngày đi học văn hóa, học nghề, bán vé số... thế nhưng tối nào cũng tranh thủ chạy đi... tập múa lân sư rồng. Có em tuổi đời mới 18, 19 nhưng đã gắn bó 7, 8 năm, 10 năm với nghề. Em Châu Chí Thành, thành viên Đoàn lân sư rồng Tâm Hoa Đường thường xuyên tập luyện tại Công viên Văn Lang cho biết: "Nghề này tập luyện bị té sưng đít, ê mông, trặc tay, trầy sước mình mẩy là chuyện thường ngày... Mặc dù tập luyện rất vất vả nhưng khi đã vào nghề rồi, không ai muốn nghỉ, thậm chí có lúc diễn không cát sê cũng đi. Chỉ cần nghe tiếng trống, tiếng chập chã đánh liên hồi là tự dưng cảm thấy nao nao trong lòng...

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Xem hát cải lương miễn phí? Chuyện này chỉ xảy ra tại Sài Gòn…
Doanh nghiệp Nhật Bản rủ nhau đầu tư vào nông nghiệp VN…
Bắt đầu quan ngại rồi… xuất cảng rau quả giảm trong năm nay.
Không dưng Việt Nam lại trở thành bãi đáp cho nhiều doanh nghiệp Trung Quốc trốn thuế…Báo Đất Việt kể: Lo Việt Nam thành bãi đáp cho DN Trung Quốc tránh thuế…
Nhà văn Phan Khôi sinh ngày 6 tháng 10 năm 1887. Nghĩa là, vào Chủ Nhật này (ngày 6 tháng 10/2019) là tròn 132 năm ngày sinh của cụ Phan Khôi.
Thường khi đầu tư vẫn có nghĩa là ném tiền lên cho bay theo gió… Chưa hẳn thế, nói đầu tư, có khi tiền vào túi riêng cán bộ và rồi khai đầu tư chưa hiệu quả…
Sinh viên đánh bài trong trường đại học. Đặc biệt đây là trường sư phạm… nghĩa là các thầy giáo tương lai.
Cấm hút thuốc thử nghiệm… hy vọng s4 thêm du khách không ưa thuốc lá.
Chính phủ CSVN bán nước với giá trên trời… làm người dân chới với.
Ngày cxàng khó thổ tại Hà Nội, khó thở tới sinh bệnh đủ thứ…
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.