Hôm nay,  

Hung Thần Trên Biển

29/12/200400:00:00(Xem: 5285)
Bạn,
"Hung thần trên biển" là biệt danh mà ngư dân Phan Thiết, Hàm Tân và Tuy Phong đặt cho thuyền làm nghề giã cào của các tỉnh khác đến Bình Thuận khai thác. Với công suất từ 400-500CV, các "hung thần" này không chỉ khai thác hải sản không đúng địa phận mà còn làm thiệt hại tài sản cho các tàu thuyền nhỏ của ngư dân địa phương, ảnh hưởng đến sản lượng đánh bắt hải sản. SGGP viết như sau.
Tại phường Phú Hài, thành phố Phan Thiết, anh Nguyễn Văn Toàn làm nghề pha xúc ở phường Phú Hài, thành phố Phan Thiết, than phiền: "Đã một năm nay, nghề pha xúc làm ăn không còn hiệu quả như những năm trước, tôi phải chuyển nghề cào ruốc nhưng cũng chỉ khai thác hết vụ này thôi. Sắp tới, chúng tôi phải chuyển hướng làm ăn vì tỉnh đã có quy định cấm loại lưới này hoạt động. Thế nhưng, ngư trường Bình Thuận hiện đang bị một số thuyền có công suất 400 - 500 CV của Kiên Giang, Trà Vinh, Vũng Tàu... làm nghề giã cào khai thác ở ngay tuyến bờ. Mới đầu chỉ có vài chục thuyền đến vùng biển này, nhưng từ đầu vụ cá Nam đến nay thì có hàng trăm thuyền tới khai thác. Họ bất chấp mọi quy định bất chấp thiệt hại tài sản của các thuyền làm nghề pha xúc, lưới mùng của ngư dân chúng tôi."

Mới đây, thuyền của anh Nguyễn Toàn ở khu phố 3, phường Phú Hài, TP Phan Thiết làm nghề pha xúc đã bị lưới thuyền giã cào đôi của Kiên Giang kéo đi khoảng 4 hải lý mặc cho thuyền anh Toàn chạy theo xiêu vẹo, nhiều lần tưởng chìm, may mà không hư hại gì. Cũng vậy, một buổi sáng sớm tháng 9-2004, thuyền ông Đỗ Văn Anh cũng ở Phú Hài đang nhử đàn cá cách bờ khoảng 4 hải lý, bất chợt bị thuyền giã cào bay kéo đứt neo và đâm vào một thuyền khác làm vỡ 6 đèn pha, thiệt hại hơn 7 triệu đồng. "Nhìn thấy các thuyền giã cào từ xa là chúng tôi rất sợ. Những thuyền này như một "hung thần" thường cào sát với các thuyền làm nghề pha xúc khi đang nhử cá tới hoặc tìm những cội chà của ngư dân để khai thác. Họ đã "phỗng tay trên" của chúng tôi" - ông Đỗ Văn Anh giận dữ nói. Phóng viên hỏi: "Sao các anh không vây bắt hoặc báo cho các ngành chức năng biết để can thiệp"" Ông Anh trả lời: "Thuyền của họ công suất lớn gấp hơn 10 lần thuyền của mình làm sao mà vây bắt được! Vả lại khi khai thác, họ tháo số thuyền ra để tránh bị phát hiện".
Bạn,
Báo SGGP cho biết: theo quy định của ngành Thủy sản, nghề giã cào chỉ được hoạt động ở tuyến khơi. Nhưng do ngư trường Bình Thuận thuận lợi trong khai thác, trữ lượng cá đáy, cá nổi cao, ổn định, đặc biệt cá cơm có trữ lượng lớn và áp lộng gần bờ, xuất hiện trong thời gian dài nên một số thuyền hành nghề giã cào của các tỉnh như Kiên Giang, Trà Vinh, Vũng Tàu đã đến khai thác. Mặc dù các thuyền làm nghề giã cào không được phép khai thác ở tuyến bờ nhưng vì lợi nhuận nên họ bất chấp mọi quy định của ngành thủy sản, gây khốn đốn cho dân chài địa phương.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.