Hôm nay,  

Giảng Viên Đh Chạy ‘sô’

04/12/200400:00:00(Xem: 4819)
Bạn,
Theo báo Tuổi Trẻ, tại Sài Gòn, nhiều trường đại học bán công, dân lập ( tư thục), các ngành học mới và lớp học ngoại khóa liên tục mở ra. Thế nhưng số giảng viên có thể đứng lớp thì không thể tăng một sớm một chiều. Để giải quyết vấn đề đó, các trường này thuê thầy từ các trường công lập dưới danh nghĩa thỉnh giảng. Không ít người thầy xem đây là hội để thể hiện mình là người "năng động" mọi lúc mọi nơi bằng thời khoá biểu "dạy sô" suốt ngày. Báo TT viết như sau.
Đến nay số giảng viên thỉnh giảng ở các trường Đại học Dân lập chiếm đến 70% tổng số giảng viên của trường. Nhiều trường, nhiều ngành, tỷ lệ thực tế còn cao hơn nhiều. Điển hình như khoa Đông Nam Á học Đại học Mở bán công TPSG, trong tổng số 105 giảng viên chỉ có hiếm hoi 8 giảng viên cơ hữu, trong khi số giảng viên thỉnh giảng lại lên đến 97 người. Ít hơn như khoa kỹ thuật công nghệ số giảng viên thỉnh giảng cũng lên đến 55 người. Còn ở Đại học Dân lập Hồng Bàng, trong tổng số hơn 800 người tham gia giảng dạy chỉ có khoảng 22% là cơ hữu.
Trong thời gian đầu trên con đường phát triển của mình, các trường bán công, dân lập chắc chắn sẽ còn phải chấp nhận tình trạng "thuê thầy" trong một khoảng thời gian không ngắn nữa. Nhưng điều quan trọng là họ phải làm thế nào tránh không phải thuê những người dạy quá nhiều "sô" để đảm bảo chất lượng dạy, học của trường mình.

Trong giới "dạy sô" không tiếc lời thán phục khi nhắc đến tiến sĩ Nguyễn Văn Hùng. Đó là một giảng viên cơ hữu của Đại học Bách Khoa TPSG nhưng lại thỉnh giảng đến 11 môn tại Đại học Hồng Bàng. Theo chương trình đào tạo ngành sinh học mà trường này đệ trình với Bộ Giáo dục-Đào tạo, tiến sĩ Hùng phụ trách những môn học dành cho sinh viên năm 1 đến năm 4 như con người và môi trường, sinh thái học đại cương, quản lý môi trường và tài nguyên thiên nhiên, thực tập thiên nhiên, sinh học môi trường, sức khỏe và môi trường, bảo tồn thiên nhiên, quản lý môi trường nông nghiệp nông thôn, quản lý và công nghệ xử lý chất thải rắn, hệ sinh thái và môi trường vườn và hệ sinh thái rừng ngập mặn.
Bạn,
Báo TT viết tiếp: số môn mà tiến sĩ Hùng phụ trách chiếm đến 1/5 chương trình đào tạo một sinh viên ngành công nghệ sinh học môi trường. Nhiều người tự hỏi tiến sĩ ấy lấy đâu ra nhiều thời gian đến thế để có thể hoàn thành trách nhiệm thật sự của mình" Hậu quả của "dạy sô" không chỉ riêng sinh viên các trường mời giảng viên đến thỉnh giảng mới phải gánh chịu.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Khi đổi tên, sẽ thoát tụt hậu? Có vẻ như nhiều quan chức Hà nội tin như thế…
Hình như chính phủ Hà nội lo sợ dân chúng biểu tình theo kiểu như Hồng Kông… do vậy cảnh sát phải diễn tập đàn áp biểu tình.
Từ chiến tranh thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, cho tới các sóng gió Biển Đông… bàn tay chính phủ Bắc Kinh hung hiểm phóng phi tiêu ra tứ phía…
Con gà đẻ trứng vàng cho Việt Nam và các nước Đông Nam Á vẫn luôn luôn là ngành du lịch… vì tự nhiên khách quốc tế rủ nhau tới xài tiền trong sân nhà mình…
Lúc nào cũng trai thừa, gái thiếu… thặng dư chênh lệch trên cả nước, không chỉ tại Sài Gòn.
Tưng bừng kinh doanh lậu… Đó là chuyện bến bãi đường thủy…
Dầu lậu chở lặng lẽ… cả chục ngàn lít dầu… không xuất xứ. Hẳn là tham nhũng, hay hối lộ…
Nhiều ngân hàng không biết làm sao thu hồi tiền cho vay, khi các dự án khổng lồ liên tục thua lỗ… và ngập nợ.
Có quá nhiều nỗi lo cho khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long…
Thôi thì bỏ phạt… hy vọng học trò ngoan mãi, biết vâng lời và học giỏi. Bản tin GiadinhNet kể về một ngôi trường tại Hải Phòng
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.