Hôm nay,  

Giảng Viên Đh Chạy ‘sô’

04/12/200400:00:00(Xem: 4822)
Bạn,
Theo báo Tuổi Trẻ, tại Sài Gòn, nhiều trường đại học bán công, dân lập ( tư thục), các ngành học mới và lớp học ngoại khóa liên tục mở ra. Thế nhưng số giảng viên có thể đứng lớp thì không thể tăng một sớm một chiều. Để giải quyết vấn đề đó, các trường này thuê thầy từ các trường công lập dưới danh nghĩa thỉnh giảng. Không ít người thầy xem đây là hội để thể hiện mình là người "năng động" mọi lúc mọi nơi bằng thời khoá biểu "dạy sô" suốt ngày. Báo TT viết như sau.
Đến nay số giảng viên thỉnh giảng ở các trường Đại học Dân lập chiếm đến 70% tổng số giảng viên của trường. Nhiều trường, nhiều ngành, tỷ lệ thực tế còn cao hơn nhiều. Điển hình như khoa Đông Nam Á học Đại học Mở bán công TPSG, trong tổng số 105 giảng viên chỉ có hiếm hoi 8 giảng viên cơ hữu, trong khi số giảng viên thỉnh giảng lại lên đến 97 người. Ít hơn như khoa kỹ thuật công nghệ số giảng viên thỉnh giảng cũng lên đến 55 người. Còn ở Đại học Dân lập Hồng Bàng, trong tổng số hơn 800 người tham gia giảng dạy chỉ có khoảng 22% là cơ hữu.
Trong thời gian đầu trên con đường phát triển của mình, các trường bán công, dân lập chắc chắn sẽ còn phải chấp nhận tình trạng "thuê thầy" trong một khoảng thời gian không ngắn nữa. Nhưng điều quan trọng là họ phải làm thế nào tránh không phải thuê những người dạy quá nhiều "sô" để đảm bảo chất lượng dạy, học của trường mình.

Trong giới "dạy sô" không tiếc lời thán phục khi nhắc đến tiến sĩ Nguyễn Văn Hùng. Đó là một giảng viên cơ hữu của Đại học Bách Khoa TPSG nhưng lại thỉnh giảng đến 11 môn tại Đại học Hồng Bàng. Theo chương trình đào tạo ngành sinh học mà trường này đệ trình với Bộ Giáo dục-Đào tạo, tiến sĩ Hùng phụ trách những môn học dành cho sinh viên năm 1 đến năm 4 như con người và môi trường, sinh thái học đại cương, quản lý môi trường và tài nguyên thiên nhiên, thực tập thiên nhiên, sinh học môi trường, sức khỏe và môi trường, bảo tồn thiên nhiên, quản lý môi trường nông nghiệp nông thôn, quản lý và công nghệ xử lý chất thải rắn, hệ sinh thái và môi trường vườn và hệ sinh thái rừng ngập mặn.
Bạn,
Báo TT viết tiếp: số môn mà tiến sĩ Hùng phụ trách chiếm đến 1/5 chương trình đào tạo một sinh viên ngành công nghệ sinh học môi trường. Nhiều người tự hỏi tiến sĩ ấy lấy đâu ra nhiều thời gian đến thế để có thể hoàn thành trách nhiệm thật sự của mình" Hậu quả của "dạy sô" không chỉ riêng sinh viên các trường mời giảng viên đến thỉnh giảng mới phải gánh chịu.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Trời hành cơn lụt mỗi năm… bây giờ mưa lụt kéo tới hoài, mới lạ…
Quốc doanh có nhiều dự án đầu tư ra nước ngoài, nhiều dự án có lời đã giảm và các dự án lỗ lại tăng…
Câu chuyện ô nhiễm môi trường càng lúc càng bi thảm… không chỉ thiên nhiên làm cho đời sống gian nan hơn, ngay chính con người cũng làm thêm tệ hại.
Thành Cổ Loa bây giờ còn gì? Vẫn còn đứng vững sau hơn hai ngàn năm? Thực ra là điêu tàn, những vẫn còn đủ để kinh doanh du lịch.
Có ai hài lòng với chất lượng không khí ở hai thành phố lớn không? Có, và có rất ít.
Trong khi đội tuyển Việt Nam thắng đội Indonesia với tỷ số cách biệt, một tin buồn cho ngành du lịch y tế Việt Nam là một Việt Kiều về Sài Gòn căng da mặt và chết cũng vì ca giải phẫu của bệnh viện thẩm mỹ…
Cổ vật rồi cứ chắp cánh bay xa… vĩnh viễn xóa đi những quá khứ văn hóa.
Việt Nam đang có bao nhiêu người mù chữ? Câu trả lời theo thống kê là khoảng một triệu rưỡi người mù chữ.
Cứ vào ngày 11 tháng 10 hàng năm, thế giới lại đón Ngày Quốc Tế Trẻ Em Gái (International Day of the Girl Child), còn gọi là Ngày Trẻ Em Gái (Day of Girls) – một ngày để gây ý thức về các vấn đề mà 1.1 tỷ bé gái trên thế giới phải đối diện, và cũng là ngày để tăng thượng quyền trẻ em, đặc biệt là quyền trẻ em gái.
Nhiều doanh nghiệp Việt Nam vẫn tránh né bảo hiểm xã hội…
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.