Hôm nay,  

Núi Nứt, Tìm Chốn An Cư

10/11/200400:00:00(Xem: 4984)
Bạn,
Theo báo Tuổi Trẻ, tại miền núi tỉnh Quảng Ngãi, trên địa bàn xã Trà Sơn, huyện Trà Bồng, 1 bản làng có 34 gia đình đang phải đối mặt với thảm họa núi nứt. Ngày 7 tháng 11 vưà qua, đã có 33 gia đình di dời nhà về tạm cư cách làng cũ hơn 300 mét. Tại nơi tạm cư, dân bản làng này vẫn còn nhiều nỗi lo về đời sống như ghi nhận của báo TT qua đoạn ký sự như sau.
Vết nứt trên núi Khỉ (thôn Đông, xã Trà Sơn, huyện Trà Bồng, Quảng Ngãi) cứ ngày một rộng ra. Bản làng thôn Đông của 34 hộ đồng bào sắc tộc Cor với 169 nhân khẩu không còn sống bình yên nữa. Cả bản phải đi tìm chốn an cư...Sáng 7-11, có 33 hộ về hai điểm được chọn để tái định cư nằm ở phía bắc suối Nước Nun và gần đập Xen Bay, cách bản làng bị núi nứt có nguy cơ trượt lở 300-600m. Trên 600 thanh niên, học sinh đã đến giúp dân bảng làng di dời nhà.Nhiều người Cor ở thôn Đông nói: "Được chuyển nhà khỏi nơi có nguy cơ trượt lở núi dân bản mừng lắm". Thế nhưng, sau nỗi vui mừng lòng họ lại rối bời.

Ông Hồ Văn Dé, nhà ở gần điểm nứt núi, nói: "Từ hồi cha mẹ sinh ra mình đã ở đây, quen với vườn với rẫy rồi. Bây giờ lại phải chuyển đi nơi khác...". Bà Hồ Thị Út nghe hỏi chuyện liền kéo phóng viên ra bờ bao quanh khuôn viên vườn nhà được xếp toàn đá là đá. Bà nói: "Làm được cái bờ bao bằng đá phải mất nhiều năm lắm đó. Hễ rảnh rỗi hồi nào là hai vợ chồng xuống suối Nước Nun gùi từng gùi đá về chất lên. Do bỏ nhiều công sức nên mình thương từng hòn đá. Bây giờ thì..."
Phải bỏ làng, dỡ nhà, ai không buồn lo... Người dân thiểu số nơi này từ lâu muốn làm nhà phải mất trên 10 năm trồng quế. Thế nhưng nhiều năm rồi giá quế hạ dài nên muốn làm một ngôi nhà phải chắt chiu gom góp lâu hơn.
Rời xóm nhà đang dỡ dọn, phóng viên vượt suối Nước Nun đến khu tái định cư mới. Trên đường từng tốp, từng tốp thanh niên, học sinh khuân ngói, rui, mè, cột nhà đi len theo kẽ núi. Nhìn từng tốp học sinh khuân ngói, thầy Triệu Tấn Hoàng, giáo viên Trường trung học phổ thông Trà Bồng - luôn miệng nhắc: "Bà con khó khăn nhiều lắm mới có được viên ngói nên các em phải chuyển cẩn thận, kẻo vỡ của bà con".
Bạn,
Báo TT cho biết: hiện nay đang là mùa mưa, có thể xảy ra trượt lở bất kỳ lúc nào nên địa phương chỉ làm nhà tạm cho dân di dời. Tránh được thảm họa núi nứt, dân bản làng lại phải đối mặt với bao nỗi lo về chuyện áo cơm hàng ngày.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Địa cầu ngày càng nóng hơn, biến đổi khí hậu (BĐKH) gay gắt hơn, biển ngày càng dân cao hơn, nhiều vùng ven biển Việt Nam đang sạt lở tới mức báo động, diện tích nông nghiệp ở nhiều vùng đồng bằng bị biển xâm thực và ngập mặn nhiều hơn…
Kinh tế Việt Nam sẽ tăng chậm lại trong năm 2019, nhưng vẫn là mức tăng nhanh nhất khu vực.
Du khách tới Sài Gòn tăng đều… Tiền thu nhờ du lịch tăng đều…
Du học sinh không muốn về lại Việt Nam… Không ai muốn về cả.
Hít thở cũng là một khó khăn mới tại Sài Gòn… khi không khí bỗng nhiên ô nhiễm hơn.
Giảm giờ làm có nên không? Hầu hết người lao động đều muốn giảm bớt giờ làm việc…
Ngang ngược là kiểu Trung Quốc truyền thống… Hung hăng để chiếm đất, chiếm biển… May mắn thời này còn quốc tế.
Lại mưa lụt Đồng Nai… nơi trước giờ mưa thuận gió hòa so với các tỉnh Miền Trung…
Đòi nợ bằng bạo lực là một hiện tượng đáng sợ tại nhiều thành phố lớn. Đòi nợ thuê là một dịch vụ gây kinh hoàng…
Gần đây, thấy có người gọi Việt Nam là “xứ Đông Lào”… chữ này thoạt nghe hơi khó hiểu, nhưng nghĩ một chặp mới hiểu ra, rằng VN là đất nước phía Đông nước Lào, cũng một dạng chậm tiến y hệt như “chính chủ nước Lào”…
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.