Hôm nay,  

Loạn Cà Phê Ca Nhạc

29/10/200400:00:00(Xem: 5013)
Bạn,
Theo báo quốc nội, chưa khi nào Sài Gòn lại bùng phát các loại hình cà phê ca nhạc như hiện nay. Để hấp dẫn khách, các quán từ lớn đến nhỏ đều tìm mọi cách thu hút khán giả. Người yêu mến không khí âm nhạc phòng trà vẫn thường ưu ái gọi ca sĩ là "giọng ca vàng" vì họ hát hết mình, dù rằng đôi khi chỉ phục vụ cho vài chục khách thưởng thức. Nhưng "giọng ca vàng" đang dần bị đánh mất vì các chủ nhân của nó phải vắt kiệt sức chạy show. Báo Thanh Niên viết như sau.
Người yêu nhạc đến với các phòng trà ca nhạc "mini" này chỉ cần 15 ngàn - 25 ngàn đồng là có thể thả hồn vào những ca khúc trầm lắng, trữ tình. Đó chính là một trong những nguyên nhân khiến các phòng trà ca nhạc lớn tại TP.SG như Tiếng Tơ Đồng, M&Tôi, 2B, Equatorial... không còn đông đúc như xưa. Một khán giả thổ lộ: "Trước đây, phải có trong túi trên 100 ngàn đồng mới dám bước vào phòng trà, bây giờ chỉ cần vài chục ngàn đã có thể nghe giọng ca, bài hát mình thích. Thế nhưng, gần đây tôi cảm nhận ca sĩ phòng trà thể hiện bài hát không còn chất lượng như trước".

Ý kiến của khán giả này cũng chính là trăn trở của rất nhiều chủ phòng trà ca nhạc. Ca sĩ Ánh Tuyết - chủ phòng trà ATB nói:: "Tôi rất mừng khi thấy nhiều loại hình phòng trà ca nhạc mọc lên giúp ca sĩ có cơ hội thể hiện mình và tăng thêm thu nhập. Nhưng cũng chính vì nhiều như thế mà ca sĩ do không biết chọn lọc nên đang bị đuối sức do phải chạy quá nhiều show, chưa kể một số bạn trẻ do được nhiều lời mời đã sớm mắc bệnh ngôi sao". Để đẩy lùi tình trạng vì cát-sê, vì cuộc sống, vài chủ nhân phòng trà ca nhạc lớn đã mạnh dạn "tăng lương" để... "các ca sĩ giảm bớt show và đầu tư cho bài hát, nhưng xem ra vẫn không hiệu quả" - Ánh Tuyết nói thêm.
Một buổi tối cuối tuần, phóng viên ghé phòng trà Ân Nam (Trương Định), Yesterday (Nguyễn Đình Chiểu), Thanh Niên (Nguyễn Văn Chiêm)... để thưởng thức những tình khúc vang bóng một thời. Vẫn không gian đó, ca sĩ đó nhưng sao bài hát vang lên cứ nhàn nhạt, chưa kể ca sĩ thể hiện một cách hời hợt rồi lẹ chân "dzọt" đến điểm khác.
Bạn,
Báo TN viết tiếp: không ít khán giả bất ngờ gặp ca sĩ phòng trà phóng xe chạy show trên đường phố đã "vui vẻ" đặt cho họ biệt danh "hung thần trên xa lộ". Thật vậy, vì sợ trễ giờ họ đã bất chấp tất cả chạy bạt mạng đến điểm diễn. Một số ca sĩ còn chịu chơi "sắm" cho mình anh tài xế "hạng A1" để khi cần "dzọt" là... vù đến mất hình. Một số ca sĩ trước đây được nhiều chủ phòng trà và khán giả đánh giá rất cao giọng hát nhưng nay nghe lại thì chỉ biết lắc đầu tiếc cho một giọng hát không biết về đâu.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Trời hành cơn lụt mỗi năm… bây giờ mưa lụt kéo tới hoài, mới lạ…
Quốc doanh có nhiều dự án đầu tư ra nước ngoài, nhiều dự án có lời đã giảm và các dự án lỗ lại tăng…
Câu chuyện ô nhiễm môi trường càng lúc càng bi thảm… không chỉ thiên nhiên làm cho đời sống gian nan hơn, ngay chính con người cũng làm thêm tệ hại.
Thành Cổ Loa bây giờ còn gì? Vẫn còn đứng vững sau hơn hai ngàn năm? Thực ra là điêu tàn, những vẫn còn đủ để kinh doanh du lịch.
Có ai hài lòng với chất lượng không khí ở hai thành phố lớn không? Có, và có rất ít.
Trong khi đội tuyển Việt Nam thắng đội Indonesia với tỷ số cách biệt, một tin buồn cho ngành du lịch y tế Việt Nam là một Việt Kiều về Sài Gòn căng da mặt và chết cũng vì ca giải phẫu của bệnh viện thẩm mỹ…
Cổ vật rồi cứ chắp cánh bay xa… vĩnh viễn xóa đi những quá khứ văn hóa.
Việt Nam đang có bao nhiêu người mù chữ? Câu trả lời theo thống kê là khoảng một triệu rưỡi người mù chữ.
Cứ vào ngày 11 tháng 10 hàng năm, thế giới lại đón Ngày Quốc Tế Trẻ Em Gái (International Day of the Girl Child), còn gọi là Ngày Trẻ Em Gái (Day of Girls) – một ngày để gây ý thức về các vấn đề mà 1.1 tỷ bé gái trên thế giới phải đối diện, và cũng là ngày để tăng thượng quyền trẻ em, đặc biệt là quyền trẻ em gái.
Nhiều doanh nghiệp Việt Nam vẫn tránh né bảo hiểm xã hội…
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.