Hôm nay,  

Chuyện Ở Nhà Máy Giấy

24/04/200000:00:00(Xem: 6427)
Bạn,
Theo một viên phó tổng giám đốc Tổng Công giấy VN, công nghệ sản xuất giấy của Việt Nam hiện nay lạc hậu khoảng 20 năm so với thế giới. Trên thế giới, cứ 5 năm xuất hiện một loại công nghệ mới. Viên chức này đưa ra trường hợp nhà máy giấy Tân Mai có công nghệ vào loại khá cũng là công nghệ của những năm 1988- 1990. Cũng theo lời viên phó tổng giám đốc này, hiện tại, Việt Nam chỉ có Nhà máy giấy Đồng Nai sản xuất được loại giấy tráng phủ nhưng cũng chỉ làm được có 2,500 tấn/năm cung cấp cho nhà xuất bản in sách giáo khoa mà thôi.

Theo phân tích của báo Sài Gòn, chính vì công nghệ lạc hậu cộng với nguyên liệu sản xuất giấy đắt hơn nên giấy thành phẩm có giá thành cao và chất lượng kém hơn các nước trong khu vực. Một trưởng phòng kinh doanh văn hóa phẩm của một công ty lớn chỉ rõ: ngay tập vở các công ty cũng sử dụng giấy của Đài Loan vì vừa rẻ vừa đẹp hơn giấy VN.

Trình bày về hiện trạng trên, báo Sài Gòn dựa theo báo cáo của tổng công Ty giấy VN, ghi nhận như sau: suất đầu tư sản xuất giấy rất cao: 2 ngàn đô/tấn sản phẩm/năm. Một nhà máy công suất dưới 100 ngàn tấn giấy/năm không có hiệu qủa kinh tế, phải có quy mô trên 100 ngàn tấn (vốn đầu tư trên 200 triệu đô) thì mới mang lại hiệu quả. Nguyên liệu gỗ làm giấy của các nước trong khu vực cũng rẻ hơn so với VN, chủ yếu là do VN phát triển trồng rừng với diện tính rất lớn nhưng phân tán, theo kiểu “cò con”, cây giống chưa tốt, trình độ cơ giới hóa thấp nên năng suất cây rừng rất thấp, chi phí vận chuyển lại khá cao nên đã có thời kỳ nhập cảng bột giấy về sản xuất lãi hơn rất nhiều mua gỗ nguyên liệu trong nước để sản xuất giấy. Tại Ấn Độ, năng suất rừng nguyên liệu giấy là 200 tấn gỗ nguyên liệu/năm sau 6 năm trồng rừng, còn ở VN chỉ có 50 tấn.

Theo lời của viên phó Tổng giám đốc trên, sự chênh lệch giữa giá NK giấy thường và giấy tráng phủ hiện nay khoảng trên 100 đô/tấn. Do vậy, cái giá nhập cảng giấy bình quân gần 2 tháng qua theo thống kê của tổng cục Hải quan CSVN là 533 đô/tấn CIF, cho thấy hoặc là các công ty đã mua giấy thông thường trong nước sản xuất đủ nhu cầu hoặc là giá nhập cảng đã bị khai gian thấp xuống để trốn thuế nhập cảng. Ngoài ra, có nhiều trường hợp, Hải quan CSVN đã không giám định đúng các loại giấy, không có sự định nghĩa không rõ ràng và chính xác về các loại giấy trong danh mục biểu thuế hàng nhập cảng đã gây ra nhiều rắc rối và làm cho không ít các loại giấy thường trong nước đã sản xuất đủ nhu cầu tràn vào Việt Nam.

Bạn,
Theo ghi nhận của báo Sài Gòn, ngành sản xuất giấy trong nước đang phải đối mặt với nhiều khó khăn: công nghệ thì lạc hậu, thiết bị sản xuất của các nhà máy thì quá cũ, tuổi thọ đã 20 năm. Thêm vào đó là trình độ giám định non yếu của Hải quan CSVN trong khi kiểm tra phẩm chất giấy nhập cảng, dẫn đến tình trạng như đã nói ở trên.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.