Hôm nay,  

Trống Đồng Thất Truyền?

04/06/200000:00:00(Xem: 6403)
Bạn thân,
Bạn nghĩ rằng trống đồng là chuyện của Viện Bảo Tàng" Không đâu. Vẫn còn một sắc tộc thiểu số ở Miền Bắc vẫn sử dụng trống đồng trong các sinh hoạt đời thường, và nền văn hóa này đang có cơ nguy biến mất. Báo Giáo Dục và Thời Đại viết về tình hình này như sau trong bài “Trống đồng Lô Lô trước nguy cơ thất truyền.”

Ngày thường, trống đồng Lô Lô được chôn dưới lòng đất, chỉ trong những ngày lễ tiễn ma khô, đón năm mới..., người Lô Lô mới mời thầy cúng đến làm phép gọi hồn trống và đánh lên. Có lẽ cũng do tục chôn giấu trống này nên nhiều cặp trống quý bị thất truyền. Nhưng nền văn minh trống đồng của người Lô Lô ngày càng mai một còn bởi sự đói nghèo, sự thiếu hiểu biết của con người.

Giữa đói nghèo, lạc hậu, nhưng người Lô Lô đã chắt lọc lấy những nét kỳ diệu nhất của thiên nhiên để dựng nên một ấn tượng đầy quyến rũ trong đại gia đình các dân tộc Việt Nam. Lịch sử đã ghi lại rằng: người Lô Lô là một trong những dân tộc có mặt sớm nhất ở vùng đất địa đầu Hà Giang. Bà con các dân tộc ở đây, trong các ngày lễ cúng thổ công thường cúng luôn cả Ma Lô Lô để tưởng nhớ đến công lao khai sơn phá thạch gây dựng cuộc sống nơi này…

Đặc sắc hơn cả trong văn hóa người Lô Lô, người ta thường hay nhắc đến nền văn minh trống đồng - một báu vật thiêng liêng xuyên suốt chi phối đời sống tâm linh của người Lô Lô. Chi tiết thú vị là: mở đầu nhịp trống đồng, người Lô Lô hát: “Tế phua, tế la, tế phua, Hồ la tế, ta tì phua, Hồ la tế, ta tì phua... (Đồng Văn mến yêu ơi, Đồng Văn mến yêu của tôi)”. Cũng từ chất liệu này, nhạc sĩ Thanh Phúc đã sáng tạo ra bài hát Hà Giang quê hương tôi, bài ca là niềm tự hào của bà con các dân tộc tỉnh Hà Giang. Tiếng trống đồng vang lên trong lễ đón năm mới, vào những đêm tối trời, bà con nhảy múa vây quanh các đống lửa đượm nồng khi người tộc trưởng đánh trống tế thần linh. Còn ngày thường, trống được người ta chôn giấu kỹ dưới lòng đất sâu. Trước khi đem ra dùng, phải mời thầy cúng đến làm lễ xin phép tổ tiên, gọi hồn trống đến rồi mới đánh lên.

Trống đồng của người Lô Lô được dùng theo bộ, gồm có trống đực (Dảnh Tế) và trống cái (Dảnh Mó), trống đực to hơn trống cái. Khi đánh người ta để trống đực và trống cái quay mặt vào nhau, đánh liền 36 dùi. Nếu nhà ai không có trống, muốn dùng thì phải đem một đôi gà trống mái sang nhà có trống làm lễ để xin mượn. Người Lô Lô rất sợ khi phải đem trống đi qua sông suối hay bất cứ một khe nước nào. Vì, theo họ là làm như thế, rồng sẽ bay đến cuốn mất trống thiêng đi. Trường hợp bất đắc dĩ phải đem trống đi thì họ phải dùng vải đỏ buộc quai trống lại rồi trùm kín... Điều thú vị hơn là, cho đến nay, khi mà trống đồng nói chung của bà con các dân tộc đã đi vào bảo tàng, thì người Lô Lô vẫn cứ sử dụng trồng đồng trong các lễ truyền thống, nhất là lễ ma khô. Trống đồng vẫn cứ gắn bó mật thiết với đời sống và tâm linh người Lô Lô…

Tuy nhiên, do tác động từ nhiều phía, cho đến nay, nền văn minh trống đồng này đã không còn đậm sắc như xưa nữa. Bà con sống rải rác với số lượng ít, lại nghèo nàn lạc hậu, nền kinh tế hết sức khó khăn, thêm vào đó là công việc sưu tầm nghiên cứu về người Lô Lô rất tản mát, mới chỉ là bước đầu... Vì thế, sự mai một trong bản sắc kia được tất cả mọi người xem như một tất yếu! Hiện, trong ba loại trống đồng để tế trời, tế tổ tiên, và cúng ma khô - người Lô Lô chỉ còn giữ lại được một loại trống tế ma khô. Đã 50 năm nay, chỉ còn có một loại tiếng trống ấy vang lên trong đời sống tâm linh của bà con, mỗi khi tiễn đưa vong linh người con của bản về với đất mẹ. Tính đến nay, cả tỉnh Hà Giang mới chỉ sưu tầm, giới thiệu được 22 chiếc trống đồng. Theo phong tục thì trước kia, mỗi gia đình, mỗi dòng họ phải có ít nhất một bộ trống đồng. Vậy là, số trống bị thất lạc rất lớn. Các nhà nghiên cứu giải thích điều này là phổ biến, do: trước khi trống đồng được sưu tầm, bọn buôn đồ cổ đã đến vơ hết từ lâu; mặt khác do bà con giữ tục chôn giấu trống, rồi thất truyền, khiến nhiều cặp trống quý đã vĩnh viễn nằm lại trong lòng đất mẹ... Lên bản Lô Lô bây giờ, được nghe tiếng trống đồng trong lễ tiễn ma khô là một dịp hiếm hoi. Có phải tiếng trống đồng rất đậm sắc trong văn hóa người Lô Lô xưa, nay chỉ còn là chút hiu quạnh của những âm hưởng bi hùng da diết trong lễ tiễn người quá cố về trời" Tiến sĩ Dân tộc học Lò Giàng Páo vừa dự một lễ tiễn ma khô ở Lủng Táo (Đồng Văn) trở về, nhà Lô Lô học này đã dành cho chúng tôi một cuộc tiếp xúc…

Ông Páo, hiện công tác tại Hội Văn học nghệ thuật các dân tộc thiểu số Việt Nam (Hà Nội). Ông vốn là người của bản Lô Lô ở Mèo Vạc, từng tình nguyện đem một bộ trống đồng của chính nhà mình xuống tận thủ đô, tặng cho ngành Bảo tàng. Ông bước vào sự nghiệp nghiên cứu người dân tộc mình từ tâm huyết đó. Ông từng đi khắp các bản Lô Lô ở các vùng biên giới như Phong Thổ - Lai Châu; Bảo Lạc - Cao Bằng; Mường Khương - Lào Cai... Không có bản Lô Lô ở Việt Nam nào mà ông chưa đi. Nhiều cuốn sách nghiên cứu xung quanh người Lô Lô đã được xuất bản. Ông cho biết: “Việt Nam hiện có khoảng 3.000 người Lô Lô, trong đó, một nửa bà con sinh sống ở Hà Giang. Trống đồng người Lô Lô hiện còn trong dân gian ở Hà Giang chỉ có hai chiếc: một ở Lũng Cú - Đồng Văn, một ở Xín Cái - Mèo Vạc. Nhưng, nghe đâu, một bộ cũng vừa bị người ta đem ra bán mất rồi. Bà con nghèo lắm, trang phục tuyệt đẹp của người phụ nữ Lô Lô cả đời làm được có một chiếc, nếu thấy “được giá”... cũng bán; chiếc vòng bạc nào đẹp đem bán cũng được nhiều tiền. Bán hết. Những cột trụ gỗ làm nhà bằng samu, thông to đến hai, ba người ôm, đầy ấn tượng, nay cũng không còn. Bà con làm nhà thậm chí bằng những thân cây ngô, thứ cây duy nhất còn tìm được trên núi đá. Rừng cây bị phá hết rồi, còn lại chỉ có đá tai mèo trơ khấc ra thôi. Ruộng nương cũng hết, chỉ còn lại những hốc đá mắc lại tý đất để tra ngô. Nỗi lo nhất trong giữ gìn bản sắc người Lô Lô chính là sự đói nghèo, đã làm phai mờ hết cả.

Bạn thân,
Báo này đưa ra lời kêu gọi giữ gìn bản sắc Lô Lô như sau, “Chúng ta không thể chỉ nói là hỗ trợ bà con một cách chung chung như tất cả các vùng biên giới khó khăn khác được... Chúng ta phải nghiên cứu giữ gìn và phục hồi cả văn hóa vật thể và phi vật thể. Ví như có thể dựng lại một lễ tế trời, phục hồi lại chữ viết cổ của người Lô Lô (ở nhiều nơi, bà con Lô Lô vẫn được dạy chữ viết tượng hình).”

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Khi đổi tên, sẽ thoát tụt hậu? Có vẻ như nhiều quan chức Hà nội tin như thế…
Hình như chính phủ Hà nội lo sợ dân chúng biểu tình theo kiểu như Hồng Kông… do vậy cảnh sát phải diễn tập đàn áp biểu tình.
Từ chiến tranh thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, cho tới các sóng gió Biển Đông… bàn tay chính phủ Bắc Kinh hung hiểm phóng phi tiêu ra tứ phía…
Con gà đẻ trứng vàng cho Việt Nam và các nước Đông Nam Á vẫn luôn luôn là ngành du lịch… vì tự nhiên khách quốc tế rủ nhau tới xài tiền trong sân nhà mình…
Lúc nào cũng trai thừa, gái thiếu… thặng dư chênh lệch trên cả nước, không chỉ tại Sài Gòn.
Tưng bừng kinh doanh lậu… Đó là chuyện bến bãi đường thủy…
Dầu lậu chở lặng lẽ… cả chục ngàn lít dầu… không xuất xứ. Hẳn là tham nhũng, hay hối lộ…
Nhiều ngân hàng không biết làm sao thu hồi tiền cho vay, khi các dự án khổng lồ liên tục thua lỗ… và ngập nợ.
Có quá nhiều nỗi lo cho khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long…
Thôi thì bỏ phạt… hy vọng học trò ngoan mãi, biết vâng lời và học giỏi. Bản tin GiadinhNet kể về một ngôi trường tại Hải Phòng
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.