Hôm nay,  

Chợ Lao Động Phụ Nữ

26/05/200000:00:00(Xem: 6059)
Bạn,
Vào mỗi buổi sáng, khách đi ngang qua đường Bà Hạt, quận 10 Sài Gòn, thường thấy một nhóm khoảng 10 người đến 15 người tụ họp, nửa đi đứng, nửa ngồi với túi hành lý xách trên tay. Họ là những phụ nữ từ Trà Vinh lên, chờ tìm việc làm ở tư gia, ở các quán cơm, quán nước. Đa số những người này là người gốc Kh’mer, đời sống khó khăn, họ cần có việc làm. Nắm được nhu cầu của nhiều gia đình ở Sài Gòn cần người giúp việc nhà, vài cư dân ở thị xã Trà Vinh đã đứng ra làm môi giới tuyển người để hưởng tiền cò. Các cò này lên về Sài Gòn thường xuyên, và mỗi chuyến lên, họ dẫn theo năm, mười người và đưa đến Bà Hạt để cho khách chọn. Đây là chợ lao động “tự phát” mà giá cả được thỏa thuận giữa người mướn và người được mướn, cò được hưởng khoảng 50,000 đồng từ người mướn trả. Thế nhưng không phải các cô gái đợi khách ở Bà Hạt đều được mướn, có khi họ phải về tay không như câu chuyện dưới đây do một nữ phóng viên báo Phụ Nữ ghi lại trong bài phóng sự về chợ này.

Một người bạn mở quán ăn mách tôi: muốn kiếm người giúp việc nhà cứ đến đình Vĩnh Viễn, đường Bà Hạt, quận 10. Anh nói, nhờ một khách hàng thường đến quán ăn giới thiệu với bà Tám, một đầu mối trung gian chuyên đưa người từ dưới Trà Vinh lên, quán của anh cũng mới kiếm được người chạy bàn, người dọn dẹp.

Một buổi sáng, khi tôi đến quán cơm trước cửa đình Vĩnh Viễn, chị bán cơm nói muốn kiếm các bà Tám, bà Tư Huệ hay Bé Tư phải điện thoại hẹn trước, mới biết ngày họ đưa người lao động lên. Chị cho biết hôm qua họ đã đưa vài chục người lên, và chuyến tới sớm nhất phải là ngày hôm sau. Một cô gái trẻ phụ bán cơm nói, từ hôm Tết, các bà ấy đã đưa lên đây cả trăm người rồi, đa số là phụ giúp việc nhà. Trưa hôm sau, khi tôi đến điểm hẹn, đã thấy năm cô gái đứng dọc theo lề đường Bà Hạt, gần ngã tư Ngô Quyền. Ba người trong số họ là người gốc Kh’mer, da đen, dáng vẻ lầm lụi, dưới chân là các chiếc giỏ xách đựng quần áo. Bên cạnh họ là hai cô gái người Việt rất linh lợi, một người tên Hằng nói là con gái của bà Tư Huệ, có người đưa lao động lên theo yêu cầu. Họ nói nếu tôi cần người giúp việc có thể chọn một trong ba cô gái còn lại.


Các cô này đều nói được tiếng Việt, đã từng giúp việc nhà ở Sài Gòn và rất siêng. Cả ba cô gái đều nhìn tôi chờ đợi, trong đó có một cô chỉ mới 16 tuổi. Trong khi tôi lưỡng lự thì có một phụ nữ chạy xe Honda trờ tới hỏi tìm người phụ nữ bán cơm. Một cô gái hỏi: lương bao nhiêu, và khi được biết lương 300 ngàn thì chỉ có cô bé nhỏ tuổi nhất chịu đi theo. Hai cô gái kia vẫn đợi tôi, và khi tôi giải thích với Hằng là tôi cần một người Việt lớn tuổi, có căn cước, còn các cô gái này trẻ quá và chẳng có giấy tờ gì mang theo. Hằng đã nói lại với họ bằng tiếng Kh’mer và cả hai tỏ ra thất vọng. Tuy vậy Hằng vẫn vui vẻ cho tôi số điện thoại nhà cô ở Trà Vinh và nói nếu cần người như thế nào thì cứ liên lạc, muốn bao nhiêu người, kể cả nam, cũng có. Buổi tối, khi tôi gọi về Trà Vinh, người nhà bà Tư Huệ nói bà vẫn còn ở Sài Gòn, nhưng tôi có thể nói yêu cầu cần người với chồng bà ta. Chồng bà Tư Huệ nói: Chuyện cô sợ họ tham lam thì tui bảo đảm vì tui biết gia đình của họ. Nhưng cô cần giấy căn cước thì được chứ giấy tạm vắng thì không có ngay đâu. Họ làm việc chừng nửa tháng, cô cho họ điện thoại về nhắn, tui sẽ cho người cầm mang đến nhà cô.

Bạn,
Theo lời người chồng của bà cò nói trên, thì tại Trà Vinh, người Việt khó kiếm hơn người Kh’mer vì người Việt ở đây đời sống khá hơn, ít ai chịu đi làm. Ông cho biết những ai mướn người Kh’mer cũng khen người Kh’mer thật thà và chịu khó, chỉ không rành tiếng Việt và chẳng được học hành gì mà thôi. Đó là lý do họ khó tìm được việc làm tại chợ lao động Bà Hạt.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Xem hát cải lương miễn phí? Chuyện này chỉ xảy ra tại Sài Gòn…
Doanh nghiệp Nhật Bản rủ nhau đầu tư vào nông nghiệp VN…
Bắt đầu quan ngại rồi… xuất cảng rau quả giảm trong năm nay.
Không dưng Việt Nam lại trở thành bãi đáp cho nhiều doanh nghiệp Trung Quốc trốn thuế…Báo Đất Việt kể: Lo Việt Nam thành bãi đáp cho DN Trung Quốc tránh thuế…
Nhà văn Phan Khôi sinh ngày 6 tháng 10 năm 1887. Nghĩa là, vào Chủ Nhật này (ngày 6 tháng 10/2019) là tròn 132 năm ngày sinh của cụ Phan Khôi.
Thường khi đầu tư vẫn có nghĩa là ném tiền lên cho bay theo gió… Chưa hẳn thế, nói đầu tư, có khi tiền vào túi riêng cán bộ và rồi khai đầu tư chưa hiệu quả…
Sinh viên đánh bài trong trường đại học. Đặc biệt đây là trường sư phạm… nghĩa là các thầy giáo tương lai.
Cấm hút thuốc thử nghiệm… hy vọng s4 thêm du khách không ưa thuốc lá.
Chính phủ CSVN bán nước với giá trên trời… làm người dân chới với.
Ngày cxàng khó thổ tại Hà Nội, khó thở tới sinh bệnh đủ thứ…
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.