Hôm nay,  

Chuyện Ở Giải Túc Cầu

11/01/200000:00:00(Xem: 5771)
Bạn,
Giải vô địch các đội hạng nhất túc cầu Việt Nam diễn ra từ ba tháng nay. Đây là giải quyết định số phận của 4 trong 14 đội hạng nhất. Theo điều lệ, sau khi giải kết thúc, sẽ có 4 đội bị xuống hạng, 10 đội được chuyển thành đội bán chuyên nghiệp. Cùng với giải vô địch hạng nhất, thì các đội hạng nhì, hạng ba cũng phải trải qua một cuộc tranh tài quyết liệt qua nhiều trận để được tái phân cấp, thứ bậc trong làng túc cầu. Theo giới túc cầu trong nước, sự phân cấp có nhiều nghịch lý như ghi nhận sau đây của báo Tuổi Trẻ:

14 đội hạng nhất tranh nhau 10 suất lên bán chuyên nghiệp trong khi hạng nhì lại là một cuộc cải cách lớn: phân loại hạng nhì và hạng ba qua vòng đấu tách hạng ở ba khu vực, sau đó 20 đội hạng nhì lại tách ra hai khu vực để tranh lên hạng nhất, bất công trong cuộc phân cấp lại mặt bằng bóng đá là từ hạng nhất lên hạng bán chuyên nghiệp được chọn đi bằng con đường tắt trong khi các đội hạng nhì phải trải qua hai chặng đường vòng để lên hạng nhất. Mục đích của cuộc phân cấp này xuất phát từ sức ép đưa bóng đá Việt Nam lên bán chuyên nghiệp năm 2000. Vì thế mà giải Vô địch Quốc gia 1999-2000 được xem là bước đệm cho một giải bán chuyên nghiệp vào năm tới. Tiền tài trợ nhiều, 350 ngàn đô cho hai giải VĐQG và cúp Quốc Gia, giá trị giải thưởng cao và nhiều giải thưởng hấp dẫn hàng tháng...nhưng thu hoạch qua 10 lượt đấu đầu tiên lại là một bức tranh buồn. Sân vắng bóng khán giả, chất lượng chuyên môn kém trong khi tiêu cực lại không giảm. Đáng lo nhất vẫn là các số liệu thống kê về chuyên môn giảm đáng kể. Khả năng hoạt động trung bình trên sân chỉ đạt 2.200 mét/người/trận (năm 1998 là 2.400 mét/người/trận), và nghịch lý là lần đầu tiên số liệu thống kê cho thấy chỉ số di chuyển di chuyển của các tiền vệ kém hơn hẳn so với tiền đạo. Những con số ấy đã lý giải khá thuyết phục cho sự nghèo nàn về chuyên môn. Nhận xét của ban tổ chức về việc phần lớn các đội chọn xu hướng phòng ngự hoàn toàn ngược với xu thế bóng đá tấn công tích cực và giàu tính sáng tạo. Cách chơi bó mình trong phạm vi ấy đã thể hiện cả nơi những đội mạnh như đương kim vô địch Thể Công, Sông Lam Nghệ An, Công an Hải Phòng, Đồng Tháp, Công An TP.HCM, Cảng Sài Gòn... Cũng từ xu thế của lối đá không thua ấy mà vừa qua đã nảy sinh những tư tưởng triệt hạ các ngôi sao khiến không ít các tuyển thủ đã trở thành nạn nhân của lối chơi dữ này, như Nguyễn Hồng Sơn phải nghỉ đá từ tháng 11 đến nay vì chấn thương-hậu quả của lối đá chém đinh chặt sắt. Tuy nhiên mặc cho công luận đã nhiều lần lên tiếng trước hiện tượng bạo lực và các trọng tài giám sát được nhắc nhở thường xuyên hơn để có biện pháp ngăn chận kịp thời, tác dụng thì gần như không có. Bước đệm bán chuyên nghiệp hay nói đúng hơn là cái nền của bóng đá chuyên nghiệp mà Việt Nam chuẩn bị cho mùa giải tới về cơ bản vẫn chưa thoát khỏi lớp áo cũ: còn nặng thành tích và việc phải trụ hạng bằng mọi giá để tồn tại: Phần thưởng hứa hẹn khoảng 1.7 đến 1.8 tỉ đồng/năm cho mỗi đội vào top dự giải bán chuyên nghiệp vô tình đã trở nên miếng mồi cho việc tồn tại bằng mọi cách để hưởng phần bánh bán chuyên nghiệp ấy. Về mặt này, nó mang ý nghĩa tiêu cực nhiều hơn là tích cực, đặc biệt trong mùa giải năm nay.

Bạn,
Cũng theo báo Tuổi Trẻ, giải hạng nhì còn bi đát hơn khi không có chế độ tài trợ và các đội bóng lẫn chủ sân phải hoàn toàn bù lỗ. Sân bóng và đội bóng chỉ trông cậy vào nguồn thu là khán giả, nhưng con số vài trăm ở mỗi sân qua hai lượt đầu đã bộc lộ sự nghèo nàn cả về chuyên môn lẫn hình thức. Nguồn bổ sung của lực lượng hạng nhì đã phải góp nhặt nơi những lão tướng được thải ra từ hạng nhất, hay vay mượn, đổi chác để có đủ cầu thủ ra sân!

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.