Hôm nay,  

Cuộc Xa Chiến Xe Khách

30/05/200100:00:00(Xem: 4786)
Bạn,
Theo báo Người Lao Động, tuyến đường Sài Gòn đi các tỉnh miền Tây hiện có 5 doanh nghiệp vận tải tư nhân khai thác, cuộc cạnh tranh giành khách ngày càng gay gắt, trong khi đó, lượng khách vào Bến Xe Miền Tây lại giảm sút. Trình bày về thực trạng này, báo cho biết từ nhiều năm qua, lượng khách vào Bến xe Miền Tây ngày càng giảm. Lúc hưng thịnh, mỗi ngày có đến 30,000 lượt khách vào Bến xe Miền Tây, còn hiện nay, con số này chỉ còn khoảng 6,000 lượt khách. Nguyên nhân là có thể do khả năng cạnh tranh của các phương tiện trong bến xe miền Tây kém hơn lực lượng bên ngoài. Việc nở rộ các bến xe tư nhân đang có lợi cho hành khách, họ được quyền chọn lựa thương hiệu tốt nhất. Tuy vậy, với quá nhiều “bến” xe liên tỉnh nằm trong nội thành đã ít nhiều làm rối rắm thêm trật tự giao thông vốn đang quá phức tạp của thành phố Sài Gòn.

Trở lại với các hãng vận tải tư nhân, báo này cho biết 5 hãng tư doanh đều tổ chức địa điểm đón xe riêng mà không vào Bến xe Miền Tây. Số hãng tham gia càng nhiều, cạnh tranh ngày càng gay gắt hơn. Có hãng thì giảm giá vé trong ngày đầu hoạt động, có hãng thì đưa chiến lược khuyến mãi: khách đi xe có cơ hội trúng thưởng chuyến du lịch Thái Lan. Đây là hình thức khuyến mãi đầu tiên và hấp dẫn nhất trong lĩnh vực vận tải hành khách liên tỉnh.

Hiện nay, Bến xe Miền Tây là doanh nghiệp công ích, được sự hỗ trợ của ngành giao thông vận tải. Do đó, các chủ xe vào hoạt động trong Bến xe Miền Tây chỉ đóng các khoản tiền: lệ phí bến bãi 1,000 đồng/vé, hoa hồng bán vé: 600 đồng/vé. Ngoài ra, nếu xe lưu đậu qua đêm thì đóng 6,000 đồng/ngày đêm. Trong khi đó, xe dù chạy tuyến Sài Gòn-Cần Thơ phải chi cho cò bến từ 3 ngàn đồng đến 5 ngàn đồng mỗi khách. Còn mức chi của các điểm đón khách của các công ty tư doanh cũng khá cao. Ngoài tiền thuê nhà (ít nhất là 4 căn ở hai đầu tuyến), tiền thuê chỗ cho xe đậu chờ (hoặc hụi chết) cho lực lượng nào đó, ngoài ra còn có chi phí cho nhân viên văn phòng, bảo vệ, bán vé, điện nước...

Báo quốc nội dẫn lời của các chủ xe cho rằng lập bến mới hoạt động dễ hơn xin vào bến do cơ quan nhà nước quản lý. Thí dụ, để vào được Bến xe Miền Tây hoạt động, chủ xe phải tuân thủ chủ trương đối lưu. Một doanh nghiệp ở Sài Gòn muốn chạy tuyến đường Cà Mau phải tìm được một doanh nghiệp tương ứng ở Cà Mau đồng ý đối lưu, luân phiên nhau hoạt động. Toàn bộ thủ tục này phải được sự đồng ý của sở Giao thông vận tải của hai đầu tuyến, rồi phải được sự phê duyệt của cục Đường bộ/Bộ giao thông vận tải. Trong khi đó, thủ tục để thành lập các doanh nghiệp theo luật doanh nghiệp hiện hành thì lại không những quy định như thế. Vả lại, các chủ xe cho rằng phương thức đối lưu đã cản trở rất nhiều yếu tố cạnh tranh, vì hành khách không được chọn lựa phương tiện, do các bến đối lưu phải thay phiên nhau hoạt động.

Bạn,
Báo quốc nội cho biết, để kéo khách trở lại với mình, kể từ đầu tháng 6/2001, Bến xe Miền Tây sẽ phải phối hợp với các đơn vị vận tải ở Sài Gòn và Cần Thơ để đưa tuyến xe được gọi là “chất lượng cao” từ Sài Gòn đi Cần Thơ, Châu Đốc và ngược lại với toàn bộ phương tiện là xe Mercedes sản xuất năm 2000, địa điểm đón khách chính là khu Du lịch Kỳ Hòa. Thế nhưng, theo các chuyên viên, giá cả và phương thức vận hành vần là yếu tố chính. Một số công ty tư doanh sẵn sàng tung độc chiêu để giành khách của các đơn vị vận tải hợp tác với ban giám đốc Bến xe Miền Tây, và thế là cuộc xa chiến giữa các hãng xe lại càng quyết liệt hơn.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Khi đổi tên, sẽ thoát tụt hậu? Có vẻ như nhiều quan chức Hà nội tin như thế…
Hình như chính phủ Hà nội lo sợ dân chúng biểu tình theo kiểu như Hồng Kông… do vậy cảnh sát phải diễn tập đàn áp biểu tình.
Từ chiến tranh thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, cho tới các sóng gió Biển Đông… bàn tay chính phủ Bắc Kinh hung hiểm phóng phi tiêu ra tứ phía…
Con gà đẻ trứng vàng cho Việt Nam và các nước Đông Nam Á vẫn luôn luôn là ngành du lịch… vì tự nhiên khách quốc tế rủ nhau tới xài tiền trong sân nhà mình…
Lúc nào cũng trai thừa, gái thiếu… thặng dư chênh lệch trên cả nước, không chỉ tại Sài Gòn.
Tưng bừng kinh doanh lậu… Đó là chuyện bến bãi đường thủy…
Dầu lậu chở lặng lẽ… cả chục ngàn lít dầu… không xuất xứ. Hẳn là tham nhũng, hay hối lộ…
Nhiều ngân hàng không biết làm sao thu hồi tiền cho vay, khi các dự án khổng lồ liên tục thua lỗ… và ngập nợ.
Có quá nhiều nỗi lo cho khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long…
Thôi thì bỏ phạt… hy vọng học trò ngoan mãi, biết vâng lời và học giỏi. Bản tin GiadinhNet kể về một ngôi trường tại Hải Phòng
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.