Hôm nay,  

Nơi Cơn Lũ Đi Qua

16/12/200000:00:00(Xem: 5786)
Bạn,
Cơn lũ lớn xảy ra tại miền Trung vào cuối tháng 11 vừa qua đã tàn phá nhiều làng, xã của một số tỉnh dọc theo duyên hải từ Phú Yên trở vào. Tại Cao nguyên, lũ từ thượng nguồn đã xóa sạch tài sản của hàng vạn gia đình ở tỉnh Darlac. Cơn lũ đã đi qua từ hơn hai tuần qua nhưng nỗi đau của người dân bị thiên tai vẫn còn đó với đói khát, bệnh tật, và sự mất mát tài sản mà người dân đã chắt chiu qua bao năm tháng.

Trong một chuyến đi theo đoàn cứu trợ về miền Trung và lên Darlac, một phóng viên báo Người Lao Động đã ghi lại tình cảnh của người dân ở thôn 4, xã Quảng Phú, huyện Krông Nô, tỉnh Darlac: một cư dân tên Đỗ Vương Ngọc, 65 tuổi, kể lại hoàn cảnh của mình. Gia đình ông từ Quảng Nam đến định cư ở xã Quảng Phú từ năm 1962. Trải qua gần 40 năm, cả gia đình 9 người đã xây dựng một cơ ngơi với 4 căn nhà. Khi thấy nước bắt đầu tràn về, ông chở được 26 bao thóc ra trường học ở gần đấy để chạy lũ. Lúc ấy, khoảng hơn 200 người dân của xã đã tập trung ở đây. Thấy nước mỗi lúc một lên cao với tốc độ nhanh, ông lấy thuyền máy của mình chở bà con lên núi lánh nạn. Xong xuôi ông trở về, đến nơi ông mới biết cả 4 căn nhà của mình đã bị lũ cuốn trôi cùng toàn bộ tài sản. Vậy là công sức của 9 người con trong gần 40 năm qua bị mất trắng trong vài giờ. Cũng giống như ông Ngọc, gia đình một cư dân tên Lê Văn Tỵ cũng dùng xe công nông chở được gần 20 người chạy lũ, đến khi về thì nhà cũng bị trôi.

Trình bày về tình hình của xã Quảng Phú, một viên chức xã cho phóng viên báo Người Lao Động biết: Do đặc thù của xã nên người dân ở đây không làm vụ lúa Đông Xuân. Như vậy phải 9 tháng sau mới có thu hoạch. Thu nhập của người dân hiện nay trông chờ vào cà phê, mà cà phê thì rớt giá khủng khiếp, chỉ còn 800 đồng/kg cà phê tươi. Chính vì thế hiện nay đã có 10% hộ dân của xã lâm vào cảnh đói gắt.

Đến thăm huyện Diên Khánh, tỉnh Khánh Hòa, phóng viên báo Người Lao Động kể lại rằng trong số những người dân có nhà bị sập, có một phụ nữ tóc bạc trắng, gương mặt khắc khổ và tấm lưng còng gập xuống. Ít ai nghĩ rằng người phụ nữ ấy mới 50 tuổi. Đó là bà Nguyễn Thị Lầu ở ấp Khánh Thành, xã Suối Cát. Từ nhiều năm nay, bà Lầu phải đi xin để nuôi người chồng bị mù lòa và hai người con bị bệnh tâm thần. Cơn lũ vừa qua đã làm sập căn nhà của gia đình bà. Hiện nay cả gia đình đang sống trong túp lều được che tạm trên nền đất cũ.

Bạn,
Trong trận lũ vừa qua, Ninh Thuận là tỉnh thiệt hại nặng nhất, ngay các xã vùng ven tỉnh lỵ cũng bị lũ tàn phá. Khi đoàn cứu trợ đến thăm xã Mỹ Hải thuộc thị xã tỉnh lỵ Phan Rang, một cư dân 72 tuổi tên là Bùi Xuân Được, cho biết: cả gia đình 8 người của ông sống nhờ vào 1.8 sào ruộng và làm mướn. Cơn lũ vừa qua làm lúa chết hết. Cả xã bị thiệt hại nên mấy người con của ông cũng không ai thuê mướn. Gia đình ông phải đi vay gạo nấu cháo ăn qua ngày. Hôm nhận được gạo cứu trợ, ông trả cho hàng xóm một ít, còn lại để dành cho những ngày tới. Theo ghi nhận của báo Người Lao Động, người dân ở đây sống chủ yếu nhờ lúa và nho, nhưng từ ba năm nay liên tục bị lũ lụt thiệt hại đáng kể, thu nhập bình quân mỗi người chỉ đạt 300 ngàn đến 500 ngàn đồng/năm (từ 21 đô đến 35 đô/năm). Diện tích trồng nho đã giảm 50%. Chỉ tính riêng năm 2000, Mỹ Hải đã phải chịu 6 cơn lũ, thiệt hại 96/125 ha lúa, 104/118 ha nho bị hư hại từ 60% đến 100%. Toàn xã hiện có 506 gia đình cần cứu đói, thế nhưng địa phương thì quá nghèo, lương thực cứu trợ chỉ tạm đủ cho mỗi gia đình ăn được vài ngày mà thôi.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Khi đổi tên, sẽ thoát tụt hậu? Có vẻ như nhiều quan chức Hà nội tin như thế…
Hình như chính phủ Hà nội lo sợ dân chúng biểu tình theo kiểu như Hồng Kông… do vậy cảnh sát phải diễn tập đàn áp biểu tình.
Từ chiến tranh thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, cho tới các sóng gió Biển Đông… bàn tay chính phủ Bắc Kinh hung hiểm phóng phi tiêu ra tứ phía…
Con gà đẻ trứng vàng cho Việt Nam và các nước Đông Nam Á vẫn luôn luôn là ngành du lịch… vì tự nhiên khách quốc tế rủ nhau tới xài tiền trong sân nhà mình…
Lúc nào cũng trai thừa, gái thiếu… thặng dư chênh lệch trên cả nước, không chỉ tại Sài Gòn.
Tưng bừng kinh doanh lậu… Đó là chuyện bến bãi đường thủy…
Dầu lậu chở lặng lẽ… cả chục ngàn lít dầu… không xuất xứ. Hẳn là tham nhũng, hay hối lộ…
Nhiều ngân hàng không biết làm sao thu hồi tiền cho vay, khi các dự án khổng lồ liên tục thua lỗ… và ngập nợ.
Có quá nhiều nỗi lo cho khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long…
Thôi thì bỏ phạt… hy vọng học trò ngoan mãi, biết vâng lời và học giỏi. Bản tin GiadinhNet kể về một ngôi trường tại Hải Phòng
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.