Hôm nay,  

Cô Học Trò Dán Vàng Mã

07/10/200000:00:00(Xem: 5798)
Bạn,
Cô gái trong lá thư này là một học trò nghèo hai năm liền thi đỗ bốn trường đại học, cao đẳng nhưng phía sau cô còn mẹ già còng lưng bán xôi nuôi sáu miệng ăn với người cha đang bị bệnh tâm thần, nên đành từ chối không dám đi học dù đó là ước mơ cháy bỏng của mình. Đó là em Dương Thị Thanh Hương, thị xã Thái Bình, đang làm nghề dán vàng mã kiếm tiền phụ giúp gia đình.

Theo báo Tuổi Trẻ, năm 1999, sau khi tốt nghiệp trung học, Hương âm thầm làm hồ sơ thi đại học và cao đẳng. Giấy báo trúng tuyển trường Đại học Luật Hà Nội và trường Cao đẳng Sư phạm Thái Bình về, mẹ và cậu của Hương đã bàn cách giấu Hương, vì tiền đâu đi học" Hơn nữa, anh cùng mẹ khác cha của Hương là Sinh đang học ở Bách Khoa Hà Nội. Nhà khó khăn nên mỗi tháng chu cấp cho Sinh 300 ngàn đồng để học đã là một sự cố gắng tột bực của người mẹ. Không thấy giấy báo, Hương nghĩ mình trượt nên chỉ chú tâm vào mỗi việc: cùng mẹ và dì ngày đêm lo kiếm tiền để nuôi hai người ốm, hai người đang học (một người em đang học lớp 11). Ngày ngày, Hương miệt mài đi nhận gia công gấp, dán tiền vàng mã cùng người dì, cũng kiếm được 5 ngàn đồng một ngày.

Đến kỳ thi đại học năm nay, ước mơ đại học như được bùng lên. Hương lại làm đơn thi vào trường đại học Bách Khoa Hà Nội và Trường Cao đẳng Sư phạm Thái Bình. Ngày đi thi, Hương âm thầm trốn gia đình, giấu mẹ tự khăn gói lên đường. Và cũng như năm ngoái, Hương lại đỗ cả hai trường. Nhưng năm nay cả hai giấy báo đều đến thẳng tay Hương và mọi chuyện đều vỡ ra. Hai mẹ con ôm nhau khóc òa. Hương nói với mẹ: Con đi thi để thử sức mình chứ nào có muốn học đại học đâu. Khi phóng viên báo Tuổi Trẻ hỏi Hương là thích học Bách khoa hay Sư phạm, thì Hương bộc bạch: Thật sự em vẫn muốn học ở Hà Nội hơn. Nói thế thôi chứ xem ra Hương cũng không mặn mà lắm với việc lên Hà Nội học vì nhiều lý do. Hương giải thích: Em không muốn mình mẹ em cáng đáng hết mọi việc. Giờ mẹ cũng có tuổi rồi, đêm đêm nằm bên mẹ, em biết sức mẹ cũng chẳng như xưa nữa. Hương như cố quên đi hai tấm giấy báo nhập học. Tất cả chỉ vì cái nghèo và tấm lòng hiếu thảo của em.

Bạn,
Đến thăm ngôi nhà của Hương, phóng viên báo Tuổi Trẻ đã chứng kiến cảnh khốn cùng của gia đình cô gái: ngôi nhà rất xập xệ, thấp tè, nằm tít mãi trong con ngõ nhỏ. Quan sát thật kỹ, phóng viên trên vẫn không thể tưởng tượng nơi đó là nơi mà cả nhà Hương, sáu người, cùng sinh sống. Nhà rộng chừng 18 mét vuông được ngăn làm đôi. Phía trong kê chiếc giường buông màn tối om và một người đàn ông nằm đó. Gian ngoài cũng kê một chiếc giường mà đêm đêm ba mẹ con Hương vẫn lấy đó làm chỗ ngã lưng, nghỉ ngơi sau một ngày làm việc. Cha của Hương bị bệnh tâm thần từ 10 năm nay. Gánh nặng chồng con, gia đình như càng đè nặng lên đôi vai người mẹ khốn khổ. Hàng ngày 3-4 giờ sáng bà phải dậy mang ra đầu cầu Cống Trắng để bán cho người qua lại. Đến 7-8 giờ, bán hết chõ xôi bà mới về với số tiền lãi khoảng 10 ngàn đồng. Chiều bà lại tất tả đến nhà máy chế biến thực phẩm để mua lòng heo về bán lẻ.

Dương Thanh Hương đã lớn lên trong hoàn cảnh như vậy. Ngay từ bé, Hương đã biết dành tiền ăn sáng nhiều ngày liền cho đến khi mua được chục quả chanh để bán lại. Lên bậc phổ thông trung học, Hương được thi vào lớp giỏi của trường Lê Quí Đôn. Hàng ngày, sau giờ học ở trường về nhà Hương lại luôn tay giúp mẹ, chăm sóc người cha bệnh tật, cơm nước, giặt giũ cho cả nhà. Tối đến Hương chông đèn lần mò tự học thêm và đã hai năm liền thi đậu đại học nhưng ước mơ ngồi ghế giảng đường vẫn xa xôi quá!

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Nỗi lo thiếu thủy sản… Báo Tiền Phong kể: Các nhà máy chế biến thủy sản thiếu nguyên liệu trầm trọng…
Nước nghèo, dân số tương đối, nhưng rác nhựa lên hàng dư thừa… Đó là chuyện VN.
Cán bộ tưng bừng bia rượu trong giờ làm việc là thường… Bây giờ sẽ bị cấm.
Thủ đô vẫn luôn luôn không giống ai: Hà Nội không thoát nổi ô nhiễm….
“Giang hồ hiểm ác!” là châm ngôn thường được nhắc tới trong các truyện kiếm hiệp của nhà văn Kim Dung. Thực tế giang hồ trong tiểu thuyết và giang hồ ở ngoài đời có lẽ chẳng khác nhau bao nhiêu, như chuyện các tay giang hồ đâm chém nhau tại Sài Gòn, Bình Dương trong mấy ngày qua mà báo mạng VNExpress cho biết dưới đây.
So với mức lương của người dân VN hiện nay thì 1.2 triệu đôla một năm trả cho huấn luyện viên đội tuyển quốc gia VN gốc Nam Hàn Park Hang Seo là rất cao dù so với nhiều nước trên thế giới thì không có gì là cao, nhưng điều lạ là tin này trong nước chưa biết thì Thái Lan, Nam Hàn đã biết
Tại sao phải đợi đến 3 tiếng đồng hồ và phải có thỏa thuận bằng giấy tờ chứ không được nói miệng thì các cơ quan truyền thông mạng mới được đăng lại tin của báo giấy?
Hàng ngàn người dân cư ngụ tại một chung cư tại tỉnh Nghê An đã phải di tản vì chung cư bốc cháy dữ dội, theo bản tin của báo Người Đưa Tin cho biết hôm 6 tháng 11.
Đồng Bằng Sông Cửu Long đang quên đi chuyện nước mặn dâng cao mà tập trung vào cuộc vui lễ hội Ook Om Bok mà trong đó thi đua ghe ngo là hào hứng nhất
Cái gì lâu đời thuộc về văn hóa dù là văn hóa vật thể cũng đều quý hiếm như cây thị 900 tuổi tại Chùa Đồng Phúc thuộc tỉnh Quảng Ninh tại miền Bắc Việt Nam được liệt vào si sản văn hóa của Việt Nam
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.