Hôm nay,  

Sống Chung Với Ngập Lụt

14/07/200400:00:00(Xem: 5623)
Bạn,
Hàng năm, trên địa bàn thành phố Sài Gòn, cứ vào mùa mưa đến là cả quận Bình Thạnh lại ngập lụt tràn lan và tin dữ về sạt lở bán đảo Bình Quới - Thanh Đa lại dồn dập đổ về. Mùa mưa năm nay, hàng trăm ngàn dân Bình Thạnh lại phải chấp nhận sống chung với ngập lụt và sạt lở. Báo Lao Động ghi nhận thảm trạng này như sau.
Chưa bao giờ ngập lụt đe dọa Bình Thạnh khủng khiếp như bây giờ. Do nằm sát sông Sài Gòn, nên hầu hết các con đường của quận đều... ngập nước. Trong đó, nặng nhất là những con đường D2, D5, Ung Văn Khiêm của khu Văn Thánh Bắc, đường Chu Văn An, đình Cầu Sơn... của phường 26, đường Nguyễn Hữu Cảnh, đường Võ Duy Ninh... có khi ngập từ 20 - 40cm.v.v... Nguyên nhân dẫn tới tình trạng trên do hệ thống thoát nước đã qúa xuống cấp, thêm vào đó, rác thải vô tội vạ gây hẹp dòng chảy, nước không thoát được sau mỗi cơn mưa... Và, cuối cùng là ngập lụt triền miên.
Theo báo cáo của UB quận Bình Thạnh, có tới 10 khu vực (350 hộ dân) có nguy cơ sạt lở cao nhất tại bán đảo Thanh Đa - Bình Quới. Kèm theo đó, liên tục trong thời gian gần đây, sạt lở trên vùng đất này đã gây thiệt hại rất nhiều về tính mạng và vật chất của người dân. Đặc biệt, có những khu vực sạt lở đang báo động như: sân tennis Lý Hoàng, phường 26, phường 27, phường 28... Hậu qủa của những khu vực sạt lở trên trong suốt những năm 1989 đến nay đã gây ra gần 20 vụ sạt lở đất nghiêm trọng, làm chết 7 người, bị thương 1 người và nhiều nhà, xưởng, tài sản của người dân và một số đơn vị khác đã biến mất dưới lòng sông. Ước tính thiệt hại vật chất hàng tỷ đồng. Ông Lý Hoàng - chủ nhân sân tennis Lý Hoàng đã kinh hoàng nói: "Mỗi người dân chúng tôi sống ở đây luôn trong tâm trạng khiếp hãi, cứ mỗi đêm ngủ dậy là như thấy đất dưới chân mình rung rinh và đất nhà mất đi một ít... Không biết đến bao giờ mới chấm dứt".

UB quận Bình Thạnh cho biết: "Vấn đề xác định nguyên nhân và biện pháp ngăn chặn sạt lở vượt qúa khả năng của quận. Thành phố cần tổ chức cho các nhà khoa học nghiên cứu sớm địa chất, dòng chảy sông Sài Gòn, từ đó mới có thể đưa ra một giải pháp khả thi nhất ngăn chặn sạt lở. Song, về phía quận, i có hợp tác với doanh nghiệp Đại Minh khảo sát, thăm dò địa thủy văn bán đảo Bình Quới". Trước mắt, để tránh nguy hiểm, quận BT đã cho người dân trong vùng sạt lở di dời và ở tạm khu vực an toàn. Tuy nhiên, với hơn 350 hộ dân (khoảng 1.500 nhân khẩu), chi phí di dời là rất tốn kém, quỹ đất lại không có... Cho nên, hàng chục hộ dân vẫn phải trong tình trạng bị sạt lở đe dọa. Tương tự, với việc ngăn chặn ngập lụt, quận Bình Thạnh cũng gặp không ít khó khăn. Phương án tôn tạo, nâng cao mặt đường đã được áp dụng trên khá nhiều tuyến đường bị ngập như: Nguyễn Xí, Nơ Trang Long, D2, Xô Viết Nghệ Tĩnh...., nhưng khi đường cao, hết ngập lụt thì nước lại rút hết vào nhà dân, biến hàng trăm ngàn nhà dân thành những... vũng lầy ngập ứ.
Bạn,
Báo LĐ phân tích rằng các giải pháp ngăn chặn ngập nước lại không tìm đâu lối ra tốt nhất. Một sáng kiến dùng máy bơm nước từ những khu ngập xung yếu đổ ra kênh, nhưng cũng mới giải quyết một vài phạm vi không đáng kể; cho nên quận Bình Thạnh vẫn chưa thắng nổi thủy thần ngập lụt.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Khi đổi tên, sẽ thoát tụt hậu? Có vẻ như nhiều quan chức Hà nội tin như thế…
Hình như chính phủ Hà nội lo sợ dân chúng biểu tình theo kiểu như Hồng Kông… do vậy cảnh sát phải diễn tập đàn áp biểu tình.
Từ chiến tranh thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, cho tới các sóng gió Biển Đông… bàn tay chính phủ Bắc Kinh hung hiểm phóng phi tiêu ra tứ phía…
Con gà đẻ trứng vàng cho Việt Nam và các nước Đông Nam Á vẫn luôn luôn là ngành du lịch… vì tự nhiên khách quốc tế rủ nhau tới xài tiền trong sân nhà mình…
Lúc nào cũng trai thừa, gái thiếu… thặng dư chênh lệch trên cả nước, không chỉ tại Sài Gòn.
Tưng bừng kinh doanh lậu… Đó là chuyện bến bãi đường thủy…
Dầu lậu chở lặng lẽ… cả chục ngàn lít dầu… không xuất xứ. Hẳn là tham nhũng, hay hối lộ…
Nhiều ngân hàng không biết làm sao thu hồi tiền cho vay, khi các dự án khổng lồ liên tục thua lỗ… và ngập nợ.
Có quá nhiều nỗi lo cho khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long…
Thôi thì bỏ phạt… hy vọng học trò ngoan mãi, biết vâng lời và học giỏi. Bản tin GiadinhNet kể về một ngôi trường tại Hải Phòng
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.