Hôm nay,  

Nỗi Lo Của Dân Vùng Biển

01/01/200600:00:00(Xem: 5882)
Bạn,

Theo báo quốc nội, trong những tháng cuối năm 2005, tại các xã ven biển thuộc một số tỉnh miền Trung, những trận bão liên tiếp đã gây sạt lở các khu cư dân. Nhiều nơi, cư dân phải di dời khẩn cấp để tránh hiểm họa do triều cường gây ra. Tại tỉnh Quảng Nam, sau cơn bão số 8 vào tháng 11/2005, nhiều xóm làng chài tan hoang, các gia đình ngư dân sống trong cảnh khốn cùng. Và vào những ngày cuối năm, nỗi lo về mưu sinh của người vùng biển lại càng tăng lên khi lương thực trong nhà đã cạn. Báo Lao Động ghi nhận thực trạng sinh sống của người dân tại 1 xã vùng biển của tỉnh Quảng Nam như sau.

Ở vùng ven biển được mệnh danh là "mũi đón bão" Tam Thanh, thuộc thị xã Tam Kỳ (Quảng Nam), phóng viên đã học được từ người dân một khái niệm hoàn toàn mới, mới đến nao lòng, về kiến trúc, đó là "gạch ống xỏ lỗ". Chính vật liệu và phương pháp xây dựng "độc nhất vô nhị" này đã "kiến trúc" nên cái gọi là nhà của gia đình ông Nguyễn Nhăn, ở thôn Hạ Thanh, xã Tam Thanh. Theo lối tả chân: 4 bức vách gồm toàn gạch ống được kết lại với nhau bằng những thanh tre tròn nhỏ luồn vào lỗ gạch, cột vào 4 cột tre 4 góc; phía trời mưa nhỏ xuống đì độp là những tấm lá dừa rách tươm; và tất cả được dựng trên nỗng cát rộng vài mét vuông, cách vài bước là sóng biển gầm gào. 4 con người cứ phải chui ra chui vào cái "gạch ống xỏ lỗ" này ngay sau khi cơn bão số 8 hồi tháng 11.2005 tràn vào, hốt tất cả quăng xuống biển Đông. Ông Nguyễn Nhăn cùng vợ là bà Đỗ Thị Bổng, đều đã gần 70 tuổi, nói như khóc: "Vợ chồng tui không có sức quăng quật cho những chuyến ra khơi, nên quanh quẩn ven bờ, mà mùa ni lại động địa thế kia, ăn cũng không đủ no nói gì đến nhà ở".

Sau cơn bão số 8, phóng viên đã chứng kiến cảnh gần 500 gia đình dân Tam Thanh phải khẩn cấp di dời đến trú tạm ở trường học... bởi tơi bời bão, lũ. Một viên chức UB xã Tam Thanh - cho biết: "Đất ni đã hẹp lại còn bị kẹp giữa phía đông là biển và phía tây là sông Trường Giang. Mùa đông năm nào cũng chịu cảnh triều cường xộc thẳng vào mũi, sạt lở sát gáy. Cũng ở Tam Thanh, ngôi nhà của bà Nguyễn Thị Yến, sau bão tường vôi nứt toác những đường ngang dọc, nhìn thấu ra biển, chỉ còn chờ thành đống gạch vụn. Phóng viên đi dọc biển, đầu cuối Tam Thanh, ngôi nhà nhỏ bé của bà Phạm Thị Dề (thôn 6 Bình Dương) chỉ còn là một đống tranh tre nứa lá nằm sụm xuống sau bão, bên cạnh những thân cây đổ trốc gốc trong cơn cuồng nộ của đất trời. Bà Dề may mắn thoát chết với một thân không nơi nương tựa...

Bạn,

Cũng theo báo Lao Động, không chỉ riêng xã Tam Thanh, mà suốt dọc vùng ven biển ngang nghèo khó trải dài qua các địa phương miền Trung, nhiều gia đình đang chịu nhà tan cửa nát do bão lũ đổ dồn về liên tiếp trong những tháng cuối năm 2005.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Địa cầu ngày càng nóng hơn, biến đổi khí hậu (BĐKH) gay gắt hơn, biển ngày càng dân cao hơn, nhiều vùng ven biển Việt Nam đang sạt lở tới mức báo động, diện tích nông nghiệp ở nhiều vùng đồng bằng bị biển xâm thực và ngập mặn nhiều hơn…
Kinh tế Việt Nam sẽ tăng chậm lại trong năm 2019, nhưng vẫn là mức tăng nhanh nhất khu vực.
Du khách tới Sài Gòn tăng đều… Tiền thu nhờ du lịch tăng đều…
Du học sinh không muốn về lại Việt Nam… Không ai muốn về cả.
Hít thở cũng là một khó khăn mới tại Sài Gòn… khi không khí bỗng nhiên ô nhiễm hơn.
Giảm giờ làm có nên không? Hầu hết người lao động đều muốn giảm bớt giờ làm việc…
Ngang ngược là kiểu Trung Quốc truyền thống… Hung hăng để chiếm đất, chiếm biển… May mắn thời này còn quốc tế.
Lại mưa lụt Đồng Nai… nơi trước giờ mưa thuận gió hòa so với các tỉnh Miền Trung…
Đòi nợ bằng bạo lực là một hiện tượng đáng sợ tại nhiều thành phố lớn. Đòi nợ thuê là một dịch vụ gây kinh hoàng…
Gần đây, thấy có người gọi Việt Nam là “xứ Đông Lào”… chữ này thoạt nghe hơi khó hiểu, nhưng nghĩ một chặp mới hiểu ra, rằng VN là đất nước phía Đông nước Lào, cũng một dạng chậm tiến y hệt như “chính chủ nước Lào”…
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.