Hôm nay,  

Đội Quân Xóm Mì Gõ

21/08/199900:00:00(Xem: 8421)
Bạn,
Do cuộc sống khó khăn, hàng trăm ngàn cư dân vùng quê của một số tỉnh ở Trung nguyên Trung phần đã rời bỏ ruộng vườn vào Nam để tìm kế mưu sinh. Họ kiếm sống bằng các nghề mà ngành quản lý lao động CSVN gọi là lao động phổ thông như: khuân vác ở bến xe, bến tàu; phụ thợ hồ, chạy xe ôm, bán hàng rong... Tại một xã ở tỉnh Quảng Ngãi, gia đình nào cũng đều có người đi bán “mì gõ” tại Sài Gòn, họ tạm cư trong các xóm lao động ở các quận như Tân Bình, quận 6, quận 10 Sài Gòn, và từ đó các xóm mì gõ đã hình thành. Đội quân phụ việc cho các xe mì gõ là các trẻ em cùng quê được chiêu mộ theo hợp đồng miệng hàng năm, con số này lên đến hơn 2 ngàn em. Thân phận của những người tha phương tại các xóm mì gõ được báo Sài Gòn ghi nhận như sau:
Tại xã Phổ Cường, huyện Mộ Đức, Quảng Ngãi có 1,200 hộ dân thì gần như 100% nhà đều có người đi bán mì gõ tại TP.SG. Ruộng vườn đất đai được giao lại cho những người già cai quản. Còn thanh niên trai tráng, kể cả những cặp vợ chồng mới cưới cũng dắt nhau vào thành phố để lập nghiệp. Anh Q, ngụ tại xã Phổ Cường đã có 12 năm bán mì gõ, nay đã giải nghệ về quê cho biết từ những năm 1982, một số người cùng xã vào thành phố bán hủ tiếu cho các quán người Hoa ở quận 5, sau đó học được công nghệ đứng ra bán riêng, nhưng do không có mặt bằng nên áp dụng hình thức bán rong. Bán rong thì phải cần người rao, thế là họ về quê tuyển dụng lao động trẻ em. Lúc đầu chỉ là con em trong nhà, sau mở rộng ra đến bà con lối xóm. Có người làm chủ một lúc 10 xe, thuê 30 trẻ từ 12 đến 14 tuổi hàng đêm rảo bước gõ lốc cốc trên khắp nẻo đường Sài Gòn. Bây giờ ở thành phố đã xuất hiện những xóm mì gõ, thậm chí có nơi còn ghi bảng hướng dẫn “xóm mì gõ Quảng Ngãi” trên các cột điện đầu hẻm. Tập trung thành những tập đoàn mì gõ, họ cũng phân chia địa giới làm ăn hẳn hoi. Ai vi phạm sẽ bị xử theo luật mì gõ, bị cô lập, đánh đuổi, thậm chí còn bị tịch thu xe. Những xóm mì gõ đông đúc có tiếng ở thành phố là khu Tân Phú, phường 17 quận Tân Bình; đường Tân Hóa, quận 6; phường 19 quận Tân Bình; hẻm 16 F đường Ba Tháng Hai, quận 10; phường 12 quận Gò Vấp. Ông Lâm Võ Hùng, chủ một xe mì gõ tại khu Nghĩa Hòa, phường 6, Tân Bình cho biết mỗi đêm ông thu nhập được khoảng 80 ngàn đồng (chưa đến 6 đô), trừ tiền công trả cho 2 đứa trẻ gõ thuê, mỗi tháng thu nhập được hơn 2 triệu đồng. Đây là một thu nhập khổng lồ so với ở quê làm ruộng. Ông Hùng cho biết khi rời quê phải thuê người làm ruộng, vì nếu không làm thì địa phương thu hồi ruộng.

Bạn,
Cũng theo báo Sài Gòn, hàng năm trên đoạn đường đi ngang qua xã Phổ Cường, khách qua đường chứng kiến hàng chục xe ca chở đầy ắp trẻ em từ các miền quê trong tỉnh Quảng Ngãi vào Sài Gòn. Một cư dân địa phương cho phóng viên biết theo hợp đồng của các chủ bán “mì gõ”, mỗi năm các trẻ được trở về nhà một lần vào dịp tết và thường cuối tháng giêng Âm lịch lại quay về Sài Gòn để thực hiện hợp đồng mới, thật sự chỉ là khẩu ước giữa chủ và các em. Hiện nay tại xã Phổ Cường nói trên có ít nhất 1 ngàn người vào Sài Gòn mưu sinh bằng bán mì gõ, mỗi xe cần 2 em, như vậy số lượng trẻ em lên đến 2 ngàn. Vào mỗi dịp đầu năm, các chủ xe bỏ ra vài tuần đi về Quảng Ngãi, lùng sục khắp nơi, từ các huyện miền núi, com em các sắc dân thiểu số, đến tận đảo Lý Sơn. Sau khi tuyển được người, các chủ xe hùn với nhau thuê nguyên một chiếc xe đò chở các em về Sài Gòn, và thế là các xóm mì gõ lại có thêm những cư dân mới, đó là những trẻ em khốn khổ, tha phương cầu thực, chuyện học hành đối với các em đã trở thành chuyện ngày qua dù các em chỉ mới mười hai, mười ba...

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Bạn có bao giờ đi làm từ thiện? Đơn giản nhất, hẳn là bạn đã từng rút giấy bạc lẻ để tặng cho những người ăn xin hè phô, hay những người ăn xin ngồi la liệt ngoài cổng chùa những ngày lễ.
Có một thiên đường đồng tính đang hình thành tại Đông Nam Á: đất nước Việt Nam của chúng ta. Chính thức, luật pháp không còn kỳ thị nữa.
Câu hỏi nên nêu lên, vì các bác ngồi trên đầu trên cổ dân, bất kể bằng cấp giả hay thành tích dỏm... Và đa số đều vướng vào tham nhũng. Nói đa số, vì không lẽ nói là tất cả.
“Sáng nay (8/1), kỳ thi HSG quốc gia đã bắt đầu. Đề môn Văn nhận được nhiều ý kiến bình luận, người đánh giá đề hay nhưng cá nhân khác cho rằng cách diễn đạt khiến học sinh bị rối.
Có phải Việt Nam đang nghèo hơn? Xin hãy nhìn kỹ, nghĩ kỹ... rằng có phải Việt Nam đang nghèo hơn? Hình như thế.
Báo Tiền Phong có bản tin “Hàng loạt sai phạm thi công chức ở Bộ Công Thương” trong đó cho biết chuyện thi cử đầy gian lận.
Không phải tất cả các tai nạn lao động đều bất khả kháng... Có khi tai nạn lao động vì do công nhân sơ xuất,
“Giá xăng dầu hiện nay đang giảm mạnh nhưng nếu tăng trở lại thì áp lực sẽ rất ghê gớm. Chưa kể năm 2015 chu kỳ điều chỉnh giá các mặt hàng, dịch vụ như điện, than cho sản xuất điện, y tế, giáo dục… sẽ diễn ra”...
“Được phê duyệt kinh phí hỗ trợ chuyển đổi nghề và đào tạo việc làm đã hơn 4 năm nhưng 12 hộ dân vẫn chưa được nhận tiền vì cơ quan tỉnh - huyện còn… chờ nhau
Bản thân tôi vân ngưỡng mộ nhà văn Phạm Thị Hoài, từ cả những thời chưa có Internet; lúc đó muôn đọc là phải mua sách bản giấy.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.