Hôm nay,  

Sv Học ‘trường Thuê’

22/10/200500:00:00(Xem: 5482)
Bạn,
Theo báo Thanh Niên, tại Sài Gòn, nhiều trường đại học, cao đẳng dân lập (tư thục) phải thuê mướn trụ sở để dạy. Ngoài ra, một số trường đại học-cao đẳng cũng có chuyện "thuê" trường. Sẽ không có gì đáng nói nếu những cơ sở hay chi nhánh thuê đó hội đủ các điều kiện tối thiểu về phòng ốc, giảng đường, vệ sinh, môi trường, giúp sinh viên an tâm thoải mái học tập. Nhưng trên thực tế, rất nhiều sinh viên đã lên tiếng phàn nàn khi phải học tại các cơ sở thuê mướn này.

Trình bày về thực trạng "trường thuê" tại Sài Gòn, báo TN nêu ra trường hợp của chi nhánh của Đại học ĐH Ngân hàng trên đường Tôn Thất Đạm, Quận 1, TP.SG (dành cho SV năm 1 và năm 4). Cơ sở này nhìn bên ngoài giống như trụ sở một công ty. Không có khuôn viên, không nhà để xe, không có câu lạc bộ, sinh viên trong giờ giải lao chỉ biết ngồi ở giảng đường. Phóng viên báo Thanh Niên trò chuyện với N.T. Ngọc, sinh viên khoa Kế toán - Kiểm toán, có thâm niên "chạy" hết giảng đường này đến giảng đường khác trong suốt 4 năm học mới hiểu nỗi ngậm ngùi của cô. Ngọc kể: "Em học tùm lum chỗ. Ở đây cũng có, bên Ngô Đức Kế cũng có, Tôn Thất Thiệp cũng có. Khổ nhất là giảng đường bên cơ sở Ngô Đức Kế, cũ kỹ, xấu xí, dơ hết biết! Đã thế, mỗi lần đi học còn bị người ta hoạnh họe không cho gửi xe. Bọn bạn em đứa nào cũng than trời!".

Báo TN ghi nhận thêm: cùng chung cảnh ngộ là trường ĐH Ngoại thương (cơ sở 2) khi phải thuê 2 cơ sở của trường Cao đẳng Kinh tế đối ngoại ở 76B Phan Xích Long và 287 Phan Đình Phùng (Quận Phú Nhuận), không bảng tên, không khuôn viên và thiếu chỗ để xe cho SV. Chưa kể phòng học khá chật chội, nóng bức nên nhiều SV ví von buổi trưa mà ngồi trong lớp chẳng khác nào được "tắm hơi miễn phí". Có bạn lo xa như Th.Định (SV năm cuối) thì buột miệng: "Không phải nói xui, nhưng nếu xảy ra hỏa hoạn thì bọn mình khó thoát thân, khi bao quanh là cửa kính bít bùng, bàn ghế chật hẹp mà chỉ có một cầu thang bộ duy nhất". Chuyện cười ra nước mắt diễn ra hằng ngày ở cơ sở Phan Xích Long: cứ đến giờ giải lao, nhiều SV có "nhu cầu" phải xếp hàng trước toilet chờ đến lượt mình vì tại đây chỉ có 3 toilet cho cả nam lẫn nữ .

Bạn,
Cũng theo báo TN, trong lúc các trường công còn gặp khó khăn trong việc trang bị cơ sở giảng dạy thì tình trạng "trường thuê, thầy mướn" phổ biến ở các trường dân lập cũng là điều dễ hiểu. Trừ một số ít trường có cơ sở ổn định và khang trang, còn lại đa số thường hay thay đổi địa điểm thuê và chuyện sinh viên "chạy sô" cũng là chuyện thường ngày.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.