Hôm nay,  

Không Muốn Về Quê

18/10/200500:00:00(Xem: 5659)
Bạn,
Theo ghi nhận của báo quốc nội, hàng năm, rất nhiều sinh viên từ các tỉnh về Sài Gòn học tốt nghiệp đại học không chịu về quê nhà tìm việc. Mỗi người có hàng trăm lý do. Có người thực sự muốn "bám trụ" Sài Gòn, nhưng cũng có người về địa phương mình thì không biết làm gì. Tốt nghiệp đại học, có việc làm là điều mà sinh viên nào cũng mơ ước. Báo NetNam ghi nhận hiện trạng này như sau.

Hiện nay, hầu hết sinh viên tỉnh lẻ đang học tại các trường cao đẳng (CĐ), đại học (ĐH) đều mơ ước trụ lại thành phố sau khi tốt nghiệp. Biết rằng, đây là nơi có nhiều cơ hội để các bạn trẻ khẳng định mình, học tập thêm, nhưng không phải ai cũng có may mắn đó. Học tiếp văn bằng hai, trau dồi thêm vốn ngoại ngữ, vi tính đang là lý do để nhiều SV sau khi tốt nghiệp ra trường vẫn ung dung nhận tiền tài trợ của gia đình. Và cũng là thời gian để họ không bị xếp vào hàng ngũ thất nghiệp.

Tốt nghiệp ngành điện tử, T.V.L. (trường ĐH Kỹ thuật Công nghệ) xin gia đình thêm hai triệu đồng để học tiếp một khoá sửa chữa điện thoại. Gần một năm cho khoá học, L lại tiếp tục đăng ký học thêm ngoại ngữ vào ban đêm, ngày tìm việc làm. L nói: "Ngành học của em không thể về quê được. Không giống như các bạn học bên xã hội, chạy chọt để có được một chân trong uỷ ban xã cũng đỡ". Học, học nữa, học mãi, đến khi nào tìm được việc mới thôi. Không có ý định tuyên bố như thế, nhưng T.H.T.L (tốt nghiệp Trung cấp Công nghệ Thông tin cách đây hai năm) đang trốn chạy hai chữ "thất nghiệp" bằng các lớp học kế toán, Marketing, Anh ngữ giao tiếp ngắn hạn. Hết khoá này, L lại cắt thông báo chiêu sinh trên các trang quảng cáo, gửi về quê xin tiền để học tiếp khoá khác. Mới đây, gia đình định mở rộng kinh doanh thuốc trừ sâu, L được bố mẹ cho học thêm về kiến thức bán thuốc trừ sâu tại quê nhà. Về quê ba tháng, L ngược lại thành phố, thêm một chứng chỉ trong hồ sơ.L qua một khóa kế toán, trong khi công việc kinh doanh của gia đình đang cần một nhân viên kế toán. Nhưng L nhất định không về phụ bố mẹ bởi: "Công lao ăn học mấy năm, không lẽ về quê lấy chồng. ở thành phố may ra tìm được một người chồng có chút học thức, trình độ tầm tầm mình. Về quê, khó mà sống được".

Bạn,
Cũng theo báo quốc nội, ra trường, kiếm việc, có thêm thu nhập để học tiếp, nâng cao kiến thức ngoại ngữ, điện toán luôn là ước vọng của sinh viên tỉnh lẻ. Nhưng, không nhiều sinh viên thực hiện được khát vọng này. Một sinh viên tâm sự: "Kiếm được nhiều tiền thì không còn thời gian để đi học. Có thời gian để đi học thì lại không đủ tiền. Các khoản chi phí tối cần thiết: tiền nhà, ăn uống, chi tiêu cũng đã đau đầu rồi. Mơ ở lại TP để kiếm chút dư giả. Nhưng đầu tháng lãnh lương, cuối tháng đã phải đi vay mượn. Cơm áo cứ xoay vần, chẳng còn hơi đâu mà nghĩ đến chuyện học hành".

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Trong một đất nước mà trẻ em lúc nào cũng có thể bị xâm hại là điều bất hạnh nhất của một dân tộc bởi vì khi trở thành là nạn nhân của bạo hành thì những trẻ em này khi lớn lên sẽ có nguy cơ là người xâm hại kẻ khác, như lời báo động trong bản tin của Báo Kinh Tế Đô Thị nói rằng có tới 5,000 trẻ em bị xâm hại tại VN.
Ở đời có nhiều người thật đau khổ khiến ai nấy cũng không thể cầm lòng như trường hợp đám tang của một cô giáo bị tai nạn xe mà chồng thì chết, con thì nhỏ dại và nhà thì nghèo đến nỗi không thể mua quan tài để chôn
Chuyện tình nam nữ là điều bình thường không có gì đáng nói, nhưng nếu có quan hệ tình dục với người vị thành niên mà nhất là với một ông thầy giáo thì là chuyện không thể chấp nhận được, như bản tin của báo Một Thế Giới cho biết hôm Thứ Tư như sau.
Học hành là chuyện lớn của đời người mà bất cứ bậc làm cha mẹ nào cũng muốn con cái mình thành đạt, nhưng đôi khi cha mẹ cũng phải chấp nhận một hiện thực về trình độ học vấn của con để giúp chúng đi lên vững vàng.
Lễ trao giải túc cầu quốc tế AFF Awards Night 2019 sẽ được tổ chức tại Hà Nội vào ngày 8 tháng 11 năm nay
Bình thường có thể ai cũng hiểu sinh lão bệnh tử là điều không thể tránh, nhưng khi nó đến bất ngờ thì ai cũng sợ, giống như trường hợp 2 người tại Hà Nội đã chết do “vi khuẩn lạ” làm viêm cơ tim khiến cho nhiều người dân lo lắng.
Đó là chặng đường ai cũng thấy rõ: ô nhiễm không khí, ô nhiễm thực phẩm, ô nhiễm nước uống sẽ dẫn tới nhiều bệnh ngặt ngèo, trong đó có ung thư…
Hạng mấy về môi trường kinh doanh? Việt Nam không vào nổi top-50, nghĩa là nhóm 50 quốc gia có môi trường kinh doanh tốt nhất.
Cây chết, cây chết giữa công viên Sài Gòn…
Nhìn đâu cũng thấy ung thư… đó là tình hình cả nước VN.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.