Hôm nay,  

Phố Cổ Bao Vinh Ở Huế

17/10/200500:00:00(Xem: 5763)
Bạn,
Trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên-Huế có phố cổ Bao Vinh, một khu phố cổ tồn tại từ thế kỷ 19 đến nay, từng là thương cảng sầm uất, nổi tiếng với những công trình cổ có giá trị về lịch sử, văn hóa. Nay phố cổ đang dần dần trở thành phố mới. Những ngôi nhà cổ tồn tại hằng trăm năm tuổi, nay cứ mất dần theo thời gian. Báo SGGP ghi nhận thực trạng tại phố cổ này qua đoạn ký sự như sau.
Phố cổ Bao Vinh thuộc xã Hương Vinh, huyện Hương Trà (Thừa Thiên-Huế) vốn lưu giữ khu phố cổ nằm ven sông, với kiến trúc nhà cổ độc đáo. Tuy nhiên, trải qua hơn 2 thế kỷ tồn tại, những ngôi nhà cổ bị mục nát và mất dần theo thời gian. Từ năm 1991, thời điểm UB tỉnh khảo sát và quy hoạch khu phố cổ Bao Vinh, ở đây còn 39 ngôi nhà cổ. Tuy nhiên, đến năm 2003, khi UB tỉnh Thừa Thiên-Huế phê duyệt Quy hoạch xây dựng bảo tồn phố cổ Bao Vinh, số nhà cổ này tiếp tục bị "bốc hơi" chỉ còn lại 17 nhà. Đến nay, phố cổ Bao Vinh chỉ còn vỏn vẹn 15 ngôi nhà cổ.
Vì sao những ngôi nhà cổ cứ mất dần" Theo UB xã Hương Vinh, những ngôi nhà cổ ở Bao Vinh đã tồn tại hàng trăm năm nay nên đã bị mối mọt, ngày càng xuống cấp nghiêm trọng. Hơn nữa Thừa Thiên-Huế là vùng đất thường xuyên xảy ra thiên tai, bão lụt nên mỗi khi nhà cửa không an toàn họ phải cơi nới, dỡ bỏ để xây nhà mới. Hiện 15 ngôi nhà cổ còn lại đều đã gần 200 năm tuổi, nhưng đang trong trình trạng mục nát.

Ông Lê Quang Chất, chủ nhân một ngôi nhà cổ trên 100 năm tuổi cho biết: "Trước đây, đã có người đến đặt vấn đề đổi toàn bộ khung gỗ ngôi nhà cổ của tui bằng gỗ mới, thêm vào đó họ sẽ trả thêm 12 cây vàng nhưng tui đã từ chối. Nghiệt một nỗi, do tồn tại quá lâu, ngôi nhà này đã bị thấm dột, mối mọt làm xuống cấp dần".
Ngôi nhà cổ 2 tầng đồ sộ của ông Phan Gia Đắc cũng chẳng khá hơn, mái nhà bị mục nát, tầng lầu bị hư hỏng nhiều nên ông Đắc không dám ở mà chỉ dành căn nhà này làm nơi thờ tự. Một trong những ngôi nhà cổ bị xuống cấp trầm trọng nhất khu phố cổ Bao Vinh là ngôi nhà đã qua 7 đời của anh Nguyễn Ngọc Tam. Ngôi nhà 3 gian nhưng nay chẳng ra nhà, chỉ còn lại một gian, đã mục nát. Cả nhà anh Tam đành che tạm một túp lều nhỏ bằng ni lông để ở.
Bạn,
Cũng theo SGGP, theo tính toán của người dân, để trùng tu sơ bộ một ngôi nhà cổ phải mất từ 100 triệu đồng đến 200 triệu đồng, tự bỏ tiền ra sửa chữa thì chủ nhân không đủ sức, còn trông vào dự án thì cứ đợi. Nhưng rồi vì lo an toàn cho gia đình mỗi khi mưa bão nên họ đã tự nâng cấp theo lối hiện đại, nhiều hộ còn bán nhà cổ để xây nhà mới kiên cố hơn. Cứ như thế, không ít ngôi nhà cổ ở đây đã bị "bốc hơi".

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Khi đổi tên, sẽ thoát tụt hậu? Có vẻ như nhiều quan chức Hà nội tin như thế…
Hình như chính phủ Hà nội lo sợ dân chúng biểu tình theo kiểu như Hồng Kông… do vậy cảnh sát phải diễn tập đàn áp biểu tình.
Từ chiến tranh thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, cho tới các sóng gió Biển Đông… bàn tay chính phủ Bắc Kinh hung hiểm phóng phi tiêu ra tứ phía…
Con gà đẻ trứng vàng cho Việt Nam và các nước Đông Nam Á vẫn luôn luôn là ngành du lịch… vì tự nhiên khách quốc tế rủ nhau tới xài tiền trong sân nhà mình…
Lúc nào cũng trai thừa, gái thiếu… thặng dư chênh lệch trên cả nước, không chỉ tại Sài Gòn.
Tưng bừng kinh doanh lậu… Đó là chuyện bến bãi đường thủy…
Dầu lậu chở lặng lẽ… cả chục ngàn lít dầu… không xuất xứ. Hẳn là tham nhũng, hay hối lộ…
Nhiều ngân hàng không biết làm sao thu hồi tiền cho vay, khi các dự án khổng lồ liên tục thua lỗ… và ngập nợ.
Có quá nhiều nỗi lo cho khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long…
Thôi thì bỏ phạt… hy vọng học trò ngoan mãi, biết vâng lời và học giỏi. Bản tin GiadinhNet kể về một ngôi trường tại Hải Phòng
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.