Hôm nay,  

Đi ‘bụi’ Để Mưu Sinh

12/09/200500:00:00(Xem: 5563)
Bạn,
Theo báo quốc nội, tại Hà Nội, chưa có một thống kê cho biết thành phố này hiện có bao nhiêu đứa trẻ "hành nghề" đi bụi, nhưng chắc chắn con số đó không ít. Có nhiều lý do để những đứa trẻ chọn con đường này, vì mưu sinh, để "trưởng thành", đi cho bằng chúng bằng bạn hay đơn giản chỉ để thoả mãn một thú chơi quái đản nào đấy. Báo Kinh Tế Đô Thị ghi nhận về tình cảnh của những trẻ đi bụi để mưu sinh qua đoạn ký sự như sau
12 giờ đêm, những quán ăn trên phố Mai Hắc Đế vẫn tấp nập kẻ ra người vào. Từng tốp thanh niên choai choai kéo vào, mấy bàn nhậu được bê ra đủ các món "sơn hào hải vị", tiếng cười nói hả hê, tiếng chạm cốc chan chát. Sau những cuộc chơi, bàn nhậu quả là nơi "lí tưởng" để họ tìm đến. Mấy thằng bé "đi bụi" sà vào, trên tay chúng là những tập báo ban ngày bán còn thừa lại hay những bộ đồ nghề đánh giày. Lời mời chào của thằng bé vừa cất lên liền nhận được tiếng mắng xơi xơi của cô bé tóc vàng đang trong lúc hứng khởi cuộc nhậu: "Nhiễu sự, cút đi cho khuất mắt!". Nói rồi cô bé hất hàm tỏ vẻ khinh bỉ nhìn đám trẻ đang thất thểu "chào hàng" ở những bàn bên cạnh. Lân la mãi, tôi mới làm quen được thằng bé tên Nam, lớn tuổi nhất trong mấy đứa. Nam cho biết, đêm nào cũng thế, chúng phải làm việc đến 1, 2 giờ sáng mới nghỉ. Nói rồi Nam thủng thẳng kể, quê em ở Thanh Hoá, bố mẹ vào tù vì tội buôn bán ma tuý, ở với bà ngoại được vài tháng thì bà mất, Nam bỏ nhà đi bụi 5 năm nay. Tuổi 15 là cái tuổi ăn tuổi học, vậy mà đời có bố mẹ cũng như không, không cửa nhà, không chốn nương thân, Nam sống vin vào những tệp báo, mỗi ngày em đi bộ vài ba chục cây số bán báo. Đêm đêm vẫn miệt mài không nghỉ, lúc tàn canh, Nam cùng mấy đứa ngủ trên ghế đá công viên, vỉa hè, điểm đỗ xe buýt hay gốc cây... Nam cho biết, em còn có đứa bạn thân cùng quê tên Thành, làm nghề đánh giày, cũng bỏ nhà đi bụi mấy năm nay. Hoàn cảnh của Thành lại khác Nam, em vẫn còn một người mẹ, kinh tế không đến nỗi nào, chỉ có điều sinh con ra mà coi như không có. Theo lời kể của Nam thì mẹ Thành suốt ngày đi theo trai, em chán đời nên rong ruổi cuộc đời đi bụi.

Trong đám đi bụi khu vực này, có lẽ G. nổi tiếng hơn cả bởi gia đình em có "truyền thống" ba đời... đi bụi. G. quê Hà Tây, ra đây cùng người bà bị mù. Ngày ngày hai bà cháu dắt nhau đi khắp thành phố ăn xin. Trước, bố mẹ em cũng gặp nhau trong những ngày đi bụi, nên duyên vợ chồng "hờ", sinh G. ra, bố em bỏ đi biệt tích, mẹ G. đưa con về gửi bà ngoại rồi tiếp tục con đường đi bụi. Mấy năm rồi G. không gặp mẹ, nghe đâu mẹ em đang "hành nghề" đi bụi tận Sài Gòn.
Bạn,
Cũng theo báo quốc nội, trong số trẻ đi bụi mưu sinh, đứa thì hoàn cảnh khó khăn, đứa thì gia đình bỏ rơi, đứa không gia đình, đứa mồ côi... các em phải tự vượt lên mà sống, dù tuổi đời và "tuổi nghề" ngắn ngủi nhưng các em lại có nghị lực phi thường, sống bằng chính mồ hôi nước mắt của mình.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Trời hành cơn lụt mỗi năm… bây giờ mưa lụt kéo tới hoài, mới lạ…
Quốc doanh có nhiều dự án đầu tư ra nước ngoài, nhiều dự án có lời đã giảm và các dự án lỗ lại tăng…
Câu chuyện ô nhiễm môi trường càng lúc càng bi thảm… không chỉ thiên nhiên làm cho đời sống gian nan hơn, ngay chính con người cũng làm thêm tệ hại.
Thành Cổ Loa bây giờ còn gì? Vẫn còn đứng vững sau hơn hai ngàn năm? Thực ra là điêu tàn, những vẫn còn đủ để kinh doanh du lịch.
Có ai hài lòng với chất lượng không khí ở hai thành phố lớn không? Có, và có rất ít.
Trong khi đội tuyển Việt Nam thắng đội Indonesia với tỷ số cách biệt, một tin buồn cho ngành du lịch y tế Việt Nam là một Việt Kiều về Sài Gòn căng da mặt và chết cũng vì ca giải phẫu của bệnh viện thẩm mỹ…
Cổ vật rồi cứ chắp cánh bay xa… vĩnh viễn xóa đi những quá khứ văn hóa.
Việt Nam đang có bao nhiêu người mù chữ? Câu trả lời theo thống kê là khoảng một triệu rưỡi người mù chữ.
Cứ vào ngày 11 tháng 10 hàng năm, thế giới lại đón Ngày Quốc Tế Trẻ Em Gái (International Day of the Girl Child), còn gọi là Ngày Trẻ Em Gái (Day of Girls) – một ngày để gây ý thức về các vấn đề mà 1.1 tỷ bé gái trên thế giới phải đối diện, và cũng là ngày để tăng thượng quyền trẻ em, đặc biệt là quyền trẻ em gái.
Nhiều doanh nghiệp Việt Nam vẫn tránh né bảo hiểm xã hội…
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.