Hôm nay,  

Chuyện Tại 1 Chợ Bán Gà

09/07/200400:00:00(Xem: 5240)
Bạn,
Cách đây 3 tháng, UB chính quyền CSVN thành phố Sài Gòn đã ra thông báo quy định rằng hoạt động kinh doanh, giết mổ, buôn bán gia cầm sống và đã qua giết mổ ở tất cả chợ nội thành đã bị cấm. Trong thành phố, người dân chỉ mua được gia cầm đã qua giết mổ tại các cơ sở đã được kiểm dịch hoặc các siêu thị. Đối với gia cầm sống, người dân chỉ có thể mua được ở các chợ ngoại thành.Tuy nhiên, tại chợ nội thành Trần Chánh Chiếu, quận 8, hoạt động mua bán gia cầm sống vẫn diễn ra công khai. Tin Nhanh Việt Nam ghi nhận về việc buôn bán tại chợ gà này như sau.
Chợ chỉ dài khoảng 15 mét song có gần 20 sạp bán gia cầm. Chủ một sạp hàng tên Tuyết nói: "Vẫn biết là bị cấm, nhưng chúng tôi đành vi phạm. Tôi bán gà ở chợ này 4-5 năm, chẳng biết làm nghề gì khác. Nghe báo đài nói dịch sắp tái diễn, nhưng có người mua chúng tôi vẫn bán. Không bán thì lấy gì mà ăn". Một chủ hàng khác nói: "Nhiều lúc bị đuổi cũng cực khổ lắm, nhưng riết cũng thành quen. Gà ở chợ chưa có trường hợp nào chết do cúm, nhưng gần đây người mua giảm nhiều, mỗi ngày chỉ bán được 3-5 con, trong khi tháng trước bán vài ba chục con".
Phần lớn người kinh doanh gia cầm ở Trần Chánh Chiếu sáng sáng đi chợ đầu mối Gò Đen, Bình Chánh, mua 5-10 con gà mang về bán, lãi 5 ngàn-10 ngàn đồng/con. Nguồn hàng chủ yếu lấy từ các tỉnh lân cận. Gà được buộc thành từng đôi để khi bị đuổi dễ tẩu tán.

Bất bình trước tình hình này, ông Cao Xuân Dị, Trưởng Ban quản lý chợ Trần Chánh Chiếu, nói: "Chúng tôi khó dẹp lắm. Nhiều dân ngoại tỉnh từ Long An, Bình Chánh đem theo gà sống giấu rất kỹ. Bị đuổi thì chạy trốn vào nhà dân, ngõ hẻm. Thấy yên lại ra bán bình thường". Ông Dị cho hay, lực lượng quản lý liên ngành ở chợ gồm 15 người không thể túc trực 24/24 để theo dõi và chỉnh đốn hoạt động mua bán gia cầm lén lút. Trong trường hợp bị bắt, gia cầm sẽ bị tịch thu và tiêu hủy, nhưng mọi việc lại đâu vào đấy chỉ sau thời gian ngắn. Mặt khác, do số lượng gia cầm bán lén không nhiều, song rải rác trên toàn địa bàn chợ (trải dài 7 tuyến đường, tương đương một nửa địa phận phường 14, quận 5) nên rất khó kiểm soát.
Bạn,
TNVN dẫn lời viên trưởng ban quản lý chợ cho biết "tình trạng kẻ mua người bán vẫn tái diễn cũng vì chỉ thị không sát sao của thành phố. Ông Dị than: "Ngay khi dịch cúm gà xuất hiện ở TPSG hồi tháng 1, thành phố đã cấm các chợ nội thành buôn bán gia cầm, dẫn đến hơn 60 hộ kinh doanh của chúng tôi phải đóng cửa. Sau khi dập dịch, do nhu cầu người dân tăng cao, chúng tôi đã đề nghị xây dựng chợ tạm mua bán gia cầm, nhưng không được. Người dân ngoại tỉnh không có chỗ tiêu thụ mới vào tận đây kinh doanh trái phép".

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Khi đổi tên, sẽ thoát tụt hậu? Có vẻ như nhiều quan chức Hà nội tin như thế…
Hình như chính phủ Hà nội lo sợ dân chúng biểu tình theo kiểu như Hồng Kông… do vậy cảnh sát phải diễn tập đàn áp biểu tình.
Từ chiến tranh thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, cho tới các sóng gió Biển Đông… bàn tay chính phủ Bắc Kinh hung hiểm phóng phi tiêu ra tứ phía…
Con gà đẻ trứng vàng cho Việt Nam và các nước Đông Nam Á vẫn luôn luôn là ngành du lịch… vì tự nhiên khách quốc tế rủ nhau tới xài tiền trong sân nhà mình…
Lúc nào cũng trai thừa, gái thiếu… thặng dư chênh lệch trên cả nước, không chỉ tại Sài Gòn.
Tưng bừng kinh doanh lậu… Đó là chuyện bến bãi đường thủy…
Dầu lậu chở lặng lẽ… cả chục ngàn lít dầu… không xuất xứ. Hẳn là tham nhũng, hay hối lộ…
Nhiều ngân hàng không biết làm sao thu hồi tiền cho vay, khi các dự án khổng lồ liên tục thua lỗ… và ngập nợ.
Có quá nhiều nỗi lo cho khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long…
Thôi thì bỏ phạt… hy vọng học trò ngoan mãi, biết vâng lời và học giỏi. Bản tin GiadinhNet kể về một ngôi trường tại Hải Phòng
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.