Hôm nay,  

Độc Chiêu Của ‘tôm Tặc’

7/7/200400:00:00(View: 6189)
Bạn,
Trong số các huyện ngoại thành Sài Gòn, huyện Cần Giờ là huyện nghèo nhất. Do diện tích trồng trọt quá ít, nhiều gia đình nông dân mưu sinh bằng nghề nuôi trồng thủy sản, trong đó, nuôi tôm là nguồn mưu sinh chính. Thế nhưng, theo báo SGGP, trong 6 tháng đầu năm 2004, nhiều gia đình cư dân ở huyện Cần Giờ mưu sinh bằng nghề nuôi tôm đã khốn đốn vì nạn trộm tôm. Các băng trộm tôm luôn tung các độc chiêu khi hành nghề, nhiều trại tôm đã bị trộm sạch. Tháng 6 vưà qua, nạn trộm tôm rộ lên, đặc biệt là vào mùa Euro này. SGGP gọi dân trộm tôm là "tôm tặc" và ghi nhận về hiện trạng này qua đoạn ký sự như sau.
Tại xã Bình Khánh, một gia đình vừa bị trộm tôm, cho biết bọn trộm tôm ra "chiêu" độc lắm: Chúng tháo ống bọng cho đến cạn queo, mặc cho tôm theo nước ra sông. Đến khi vuông tôm đã cạn nước, chúng dùng thúng, dùng rổ xúc càn, xúc đại, được bao nhiêu hay bấy nhiêu, nếu có động tĩnh là chúng chuồn nhanh, bỏ lại sự thiệt hại nặng nề cho người nuôi tôm. Điều đáng quan tâm là bọn trộm đã điều nghiên rất kỹ về tình hình các vuông tôm. Chúng biết rõ từng vuông tôm nào sắp thu hoạch để ra tay.

Hành tung của bọn trộm rất tinh vi, hầu hết bọn chúng đến từ phía bên kia sông Lòng Tàu, chèo thuyền sang bên này dưới hình thức đi giăng câu, kéo lưới. Chờ có dịp thuận lợi là chúng ra tay, không cần đợi đến đêm hôm, tối trời. Một kiểu trộm khác cũng khá độc chiêu là chúng thả lưới, mỗi lần kéo lưới là có khoảng 25-30 kg tôm. Ông Bảy Xíu, ở xã Bình Khánh là nạn nhân của kiểu trộm này. Ông trầm ngâm nhớ lại: "Tôi rọi đèn pin đi kiểm tra vuông tôm không thấy gì, 20 phút sau kiểm tra tiếp thì phát hiện một tay lưới đang giăng trong vuông tôm, tôi kéo lên thì tôm vướng lưới đem cân đến 27 kg, trên bờ đê còn để lại dấu nước của bọn trộm tôm kéo lưới đi qua mà mình không phát hiện kịp - Bảy Xíu nhẩm tính - Nếu tính một lưới bình quân 25kg, trong 15 phút chúng có thể kéo 3 lưới, mất toi cả 75kg".
Bạn,
Báo SGGP dẫn lời 1 viên chức xã Bình Khánh huyện Cần Giờ, cho biết: "Xã đã phải tăng cường mọi biện pháp, huy động tất cả các lực lượng dân quân để bắt các băng trộm tôm. Nhưng do tình hình địa bàn quá rộng lớn nên việc ngăn chận chưa có hiệu quả". Trước sự bất lực của cơ quan chức năng địa phương, nạn "tôm tặc" vẫn diễn ra hàng đêm, nhiều gia đình nông dân đã trắng tay vì đại nạn này.

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Theo báo Thanh Niên, tại miền Tây có chùa Mahatúp, còn gọi là chùa Mã tộc hay chùa Dơi, nằm tại phường 3, thị xã Sóc Trăng là một điểm du lịch khá nổi tiếng. Chùa có một khuôn viên rộng như bất kỳ một ngôi chùa Miên nào ở đây. Những tàn cây xanh yên bình và tĩnh mịch. Ban ngày, từng đàn dơi quạ mà mỗi con nặng cả ký treo mình lủng lẳng trên cành cao ngủ say
Theo báo quốc nội, tại Sài Gòn, có nhiều thanh niên sẵn sàng sống chung với một cô gái hay một bà quả phụ, thậm chí với cả người cùng giới để khỏi phải lo lắng cho cuộc sống vật chất. Nhưng cũng có người chấp nhận làm trai bao như một kiểu sống sành điệu. Báo Thể Thao Ngày Nay ghi nhận một số trường hợp như sau.
Theo báo Giáo Dục & Thời Đại, hiện cả VN có khoảng 20,230 trẻ em lang thang (chiếm 0,1 % tổng số trẻ em toàn VN). Một nhóm bác sĩ tại Bệnh viện Tâm thần Trung ương2, Đồng Nai mới đây đã đưa ra kết quả nghiên cứu về trẻ vị thành niên lang thang kiếm sống trên đường phố. Nhóm bác sĩ này cho rằng
Theo báo quốc nội, tại miền Tây, hàng chục ngàn gia đình khu vực đồng bằng sông Cửu Long lâm vào cảnh "màn trời chiếu đất", hoặc sống trong tâm trạng "lúc nào cũng thấp thỏm lo sợ" vì tình trạng sạt lở đất luôn xảy ra, nhất là khi mùa lũ đang đến. Báo Tuổi Trẻ ghi nhận thảm họa này tại một số địa phương như sau.
Theo SGGP, gần 2 năm trước, một sự kiện gây chấn động giới khảo cổ học Việt Nam: Đoàn khảo cổ của Viện Khảo cổ học Việt Nam đã phát giác ra một nhà sàn gỗ có niên đại khoảng 2,000 năm bị cháy thành than vùi sâu trong đất tại Khu di chỉ khảo cổ học Gò Cấm (Mậu Hòa, Duy Trung, Duy Xuyên, Quảng Nam.
Tại miền núi tỉnh Quảng Nam, sau khi các bãi vàng đóng cửa, một số thanh niên chuyên nghề đào đãi vàng về làng và mang theo mầm bệnh tHIV/AIDS. Tính mạng, sức khỏe, hạnh phúc gia đình và đời sống tình cảm của họ bỗng chốc suy sụp. Báo Thanh Niên ghi nhận như sau.
Theo báo quốc nội, tại ngoại thành HN, có làng Cót (Yên Hoà, Cầu Giấy, là "trung tâm tài chính" của thế giới linh hồn, thế giới người âm. Ở đó, dòng luân chuyển "vốn" vẫn được thực hiện hàng ngày, kẻ bán, người mua tấp nập. Các cỗ máy in tiền địa phủ vẫn hoạt động không ngừng nghỉ, đặc biệt là những ngày của mùa rằm tháng bảy . Hãng thông tấn nhà nước VASC viết như sau.
Câu chuyện trong lá thư này là chuyện của những công nhân chăm sóc thú dữ tại vườn Bách Thú Hà Nội.Vất vả, nguy hiểm nhưng thu nhập của người công nhân vườn thú cũng chỉ 600-700 ngàn đồng/tháng, nhưng không có công nhân nào bỏ nghề bới tình cảm của họ gắn bó với những con thú từng gây họa cho họ. Báo Kinh Tế Đô Thị viết như sau.
Theo ghi nhận của báo quốc nội, tại Sài Gòn, Hà Nội, nhiều người đi xe gắn máy thường muốn có những biển số xe gồm những con số đẹp như bộ bài Tây. Từ nhu cầu này, dịch vụ kinh doanh biển số xe đã hình thành. Tại Hà Nội, có cả 1 dãy phố chuyên bán biển số xe giả như ghi nhận của báo Hà Nội Mới qua đoạn ký sự như sau.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.