Hôm nay,  

Độc Chiêu Của ‘tôm Tặc’

7/7/200400:00:00(View: 6196)
Bạn,
Trong số các huyện ngoại thành Sài Gòn, huyện Cần Giờ là huyện nghèo nhất. Do diện tích trồng trọt quá ít, nhiều gia đình nông dân mưu sinh bằng nghề nuôi trồng thủy sản, trong đó, nuôi tôm là nguồn mưu sinh chính. Thế nhưng, theo báo SGGP, trong 6 tháng đầu năm 2004, nhiều gia đình cư dân ở huyện Cần Giờ mưu sinh bằng nghề nuôi tôm đã khốn đốn vì nạn trộm tôm. Các băng trộm tôm luôn tung các độc chiêu khi hành nghề, nhiều trại tôm đã bị trộm sạch. Tháng 6 vưà qua, nạn trộm tôm rộ lên, đặc biệt là vào mùa Euro này. SGGP gọi dân trộm tôm là "tôm tặc" và ghi nhận về hiện trạng này qua đoạn ký sự như sau.
Tại xã Bình Khánh, một gia đình vừa bị trộm tôm, cho biết bọn trộm tôm ra "chiêu" độc lắm: Chúng tháo ống bọng cho đến cạn queo, mặc cho tôm theo nước ra sông. Đến khi vuông tôm đã cạn nước, chúng dùng thúng, dùng rổ xúc càn, xúc đại, được bao nhiêu hay bấy nhiêu, nếu có động tĩnh là chúng chuồn nhanh, bỏ lại sự thiệt hại nặng nề cho người nuôi tôm. Điều đáng quan tâm là bọn trộm đã điều nghiên rất kỹ về tình hình các vuông tôm. Chúng biết rõ từng vuông tôm nào sắp thu hoạch để ra tay.

Hành tung của bọn trộm rất tinh vi, hầu hết bọn chúng đến từ phía bên kia sông Lòng Tàu, chèo thuyền sang bên này dưới hình thức đi giăng câu, kéo lưới. Chờ có dịp thuận lợi là chúng ra tay, không cần đợi đến đêm hôm, tối trời. Một kiểu trộm khác cũng khá độc chiêu là chúng thả lưới, mỗi lần kéo lưới là có khoảng 25-30 kg tôm. Ông Bảy Xíu, ở xã Bình Khánh là nạn nhân của kiểu trộm này. Ông trầm ngâm nhớ lại: "Tôi rọi đèn pin đi kiểm tra vuông tôm không thấy gì, 20 phút sau kiểm tra tiếp thì phát hiện một tay lưới đang giăng trong vuông tôm, tôi kéo lên thì tôm vướng lưới đem cân đến 27 kg, trên bờ đê còn để lại dấu nước của bọn trộm tôm kéo lưới đi qua mà mình không phát hiện kịp - Bảy Xíu nhẩm tính - Nếu tính một lưới bình quân 25kg, trong 15 phút chúng có thể kéo 3 lưới, mất toi cả 75kg".
Bạn,
Báo SGGP dẫn lời 1 viên chức xã Bình Khánh huyện Cần Giờ, cho biết: "Xã đã phải tăng cường mọi biện pháp, huy động tất cả các lực lượng dân quân để bắt các băng trộm tôm. Nhưng do tình hình địa bàn quá rộng lớn nên việc ngăn chận chưa có hiệu quả". Trước sự bất lực của cơ quan chức năng địa phương, nạn "tôm tặc" vẫn diễn ra hàng đêm, nhiều gia đình nông dân đã trắng tay vì đại nạn này.

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Miền Trung có nhiều chuyện lạ, hấp dẫn. Trong đó, nhiều người xếp chuyện làng bắt hổ Thủy Ba của tỉnh Quảng Trị là đặc biệt nhất. Hổ Thủy Ba thường ăn thịt người nên làng Thủy Ba sinh ra cái nghề hiếm thấy trong thiên hạ: nghề bắt hổ. Báo SGGP kể như sau.
Theo báo quốc nội, công nghiệp dệt VN phát triển một cách chật vật, và gắn với nó là số phận biết bao công nhân, trong đó có người làm việc đến quên cả tuổi thanh xuân, nhưng cuộc sống vẫn nhiều lận đận. Làm việc nặng nhọc, nhưng lương thấp, bị sa thải khi nhà máy giảm công suất, đó là thực trạng của những người thợ dệt tại VN.
Theo báo Tuổi Trẻ, trong khi Bộ Giáo dục-Đào tạo CSVN thông báo rằng học phí sẽ chưa tăng trong năm nay, thì một số trường đại học, cao đẳng ngoài công lập, thậm chí cả công lập, đã rục rịch tăng học phí. Niên khóa trước, sau khi có thông tin liên bộ dự kiến sẽ đề nghị tăng học phí, một số trường đã nhanh chóng đưa học phí vọt lên.
Theo báo Lao Động, tại thị trấn La Gi, huyện Hàm Tân, tỉnh Bình Thuận và các khu vực gần thị trấn, nạn cướp giật, đâm chém xảy ra hàng ngày. Nhiều nạn nhân lặng lẽ chịu đựng, không dám trình báo công an, hoặc có khi trình báo cũng không giải quyết được gì. Người dân sống trong nỗi lo sợ. Báo Lao Động ghi lại một vụï thanh tóan kiểu xã hội đen tại thị trấn này như sau.
Trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên, có xã Hương Văn và xã Hương Vân, huyện Hương Trà cách thành phố Huế chỉ hơn chục cây số, là nơi nổi tiếng có những ngôi làng với nhiều phận quá lứa lỡ thì. Ở đó có những ngôi nhà thấp tè, tuềnh toàng, che chắn tạm bợ bằng những tấm cót, sùm sụp trên những mảnh vườn nhỏ, trong đó có những số phận phụ nữ hẩm hiu không bút nào tả xiết.
Hàng năm, cứ vào mùa tựu trường, rất nhiều sinh viên từ các tỉnh về Sài Gòn học đã phải lao đao tìm nhà trọ. Chuyện nhà trọ đã trở thành nỗi ám ảnh của sinh viên vào đầu năm học. Chưa tìm được chỗ trọ là chưa thể "an cư" lo học hành. Tìm ra được nhà trọ có giá cho thuê phù hợp với tình trạng kinh tế của gia đình là bài toán khó giải của nhiều sinh viên.
Như VB đã loan tin, từ hơn một tháng qua, tại tỉnh Quảng Nam, những người dân ở làng An Trung, xã Duy Trung, huyện Duy Xhuyên mất ăn mất ngủ vì những ngọn lửa tự bùng phát đốt cháy nhà cửa, vật dụng nông nghiệp, cây cối trong vườn. Riêng trong những ngày thượng tuần tháng 9, hiểm họa này lại liên tục xảy ra. Dân trong làng sống trong tâm trạng phập phồng lo sợ và hoang mang.
Theo ghi nhận của báo Thanh Niên, thời gian gần đây, tệ nạn cờ bạc, nhậu nhẹt đã lan rộng trong giới sinh viên tại VN. Có những sinh viên đanghọc giỏi và chân chất, vậy mà chỉ sau một vài tam cá nguyệt học kỳ, họ đã trở thành 'lão làng' với những buổi nhậu nhẹt hay hàng giờ ngồi sát phạt nhau. Cuối năm học, các sinh viên này trở nên dật dờ
Theo báo quốc nội, tại miền Tây, "nghêu tặc" đã thực sự trở thành một đại nạn của chính quyền hai tỉnh Tiền Giang và Bến Tre. Bởi bây giờ mỗi lần ra biển đánh cắp nghêu tặc kéo thành đoàn, có phân công tổ chức hẳn hoi."Nghêu tặc" cũng không hẳn những kẻ đầu trộm, đuôi cướp mà trong đó còn có một bộ phận dân nghèo không đất, không nghề nghiệp, không biết làm gì để sống.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.