Hôm nay,  

Độc Chiêu Của ‘tôm Tặc’

7/7/200400:00:00(View: 6217)
Bạn,
Trong số các huyện ngoại thành Sài Gòn, huyện Cần Giờ là huyện nghèo nhất. Do diện tích trồng trọt quá ít, nhiều gia đình nông dân mưu sinh bằng nghề nuôi trồng thủy sản, trong đó, nuôi tôm là nguồn mưu sinh chính. Thế nhưng, theo báo SGGP, trong 6 tháng đầu năm 2004, nhiều gia đình cư dân ở huyện Cần Giờ mưu sinh bằng nghề nuôi tôm đã khốn đốn vì nạn trộm tôm. Các băng trộm tôm luôn tung các độc chiêu khi hành nghề, nhiều trại tôm đã bị trộm sạch. Tháng 6 vưà qua, nạn trộm tôm rộ lên, đặc biệt là vào mùa Euro này. SGGP gọi dân trộm tôm là "tôm tặc" và ghi nhận về hiện trạng này qua đoạn ký sự như sau.
Tại xã Bình Khánh, một gia đình vừa bị trộm tôm, cho biết bọn trộm tôm ra "chiêu" độc lắm: Chúng tháo ống bọng cho đến cạn queo, mặc cho tôm theo nước ra sông. Đến khi vuông tôm đã cạn nước, chúng dùng thúng, dùng rổ xúc càn, xúc đại, được bao nhiêu hay bấy nhiêu, nếu có động tĩnh là chúng chuồn nhanh, bỏ lại sự thiệt hại nặng nề cho người nuôi tôm. Điều đáng quan tâm là bọn trộm đã điều nghiên rất kỹ về tình hình các vuông tôm. Chúng biết rõ từng vuông tôm nào sắp thu hoạch để ra tay.

Hành tung của bọn trộm rất tinh vi, hầu hết bọn chúng đến từ phía bên kia sông Lòng Tàu, chèo thuyền sang bên này dưới hình thức đi giăng câu, kéo lưới. Chờ có dịp thuận lợi là chúng ra tay, không cần đợi đến đêm hôm, tối trời. Một kiểu trộm khác cũng khá độc chiêu là chúng thả lưới, mỗi lần kéo lưới là có khoảng 25-30 kg tôm. Ông Bảy Xíu, ở xã Bình Khánh là nạn nhân của kiểu trộm này. Ông trầm ngâm nhớ lại: "Tôi rọi đèn pin đi kiểm tra vuông tôm không thấy gì, 20 phút sau kiểm tra tiếp thì phát hiện một tay lưới đang giăng trong vuông tôm, tôi kéo lên thì tôm vướng lưới đem cân đến 27 kg, trên bờ đê còn để lại dấu nước của bọn trộm tôm kéo lưới đi qua mà mình không phát hiện kịp - Bảy Xíu nhẩm tính - Nếu tính một lưới bình quân 25kg, trong 15 phút chúng có thể kéo 3 lưới, mất toi cả 75kg".
Bạn,
Báo SGGP dẫn lời 1 viên chức xã Bình Khánh huyện Cần Giờ, cho biết: "Xã đã phải tăng cường mọi biện pháp, huy động tất cả các lực lượng dân quân để bắt các băng trộm tôm. Nhưng do tình hình địa bàn quá rộng lớn nên việc ngăn chận chưa có hiệu quả". Trước sự bất lực của cơ quan chức năng địa phương, nạn "tôm tặc" vẫn diễn ra hàng đêm, nhiều gia đình nông dân đã trắng tay vì đại nạn này.

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Hàng ngày, trên địa bàn xã Nhơn Phú, huyện Măng Thít, tỉnh Vĩnh Long, cứ vào 4 giờ sáng, từng tốp người từ các ngả kéo đến chợ Nhơn Phú (ấp Phú Thọ, xã Nhơn Phú). Người đi xuồng, người đi xe đạp, rồi lặng lẽ chọn một chỗ nằm, ngồi dưỡng sức để chuẩn bị cho một ngày bán sức lao động. Báo Tuổi Trẻ viết như sau.
Tại miền Tây, ở vùng Đồng Tháp Mười, hoạt động săn bắt chuột diễn ra quanh năm nhưng tập trung nhất là vào đầu mùa lũ. Khi nước tràn vào mặt ruộng, chuột đồng rút lên gò cao, sống nấp trong lau sậy um tùm hoặc làm tổ trên những thân cây tràm, cây gáo. Người ta gọi hiện tượng này là nước lên, chuột lên. Báo SGGP viết như sau.
Theo ghi nhận của báo Tuổi Trẻ, hệ thống đường sá ở ngoại thành Sài Gòn đang trong tình trạng hư hại nặng. Nhiều con đường đầy những hố rất sâu, những hòn đá nhô lên giưã hố. Mỗi khi di chuyển trên các đoạn đường này, xe tải, xe gắn máy, trồi lên sụp xuống, lúc ngả sang trái, lúc nghiêng sang phải, lưu thông rất chật vật bởi những vũng sâu bùn sình nhầy nhụa khắp mặt đường.
Theo ghi nhận của báo quốc nội, tại nội thành SG có những vũ trường đặc biệt: không gái nhảy, không rượu mạnh, không âm nhạc gầm rú. Đó là những vũ trường chỉ âm thầm hoạt động vào lúc 2-3 giờ chiều hoặc 9-10 giờ sáng. Khách là những quý bà cô đơn đến đây để giải sầu và tâm sự với bạn nhảy là những chàng trai khéo chiều. Tin Nhanh VN ghi nhận như sau.
Trên địa bàn thành phố Sài Gòn, đường Lê Thánh Tôn, quận 1, có rất nhiều hàng quán, chính yếu bán hàng thủ công mỹ nghệ, vải, lụa... phục vụ du khách. Cũng trên con đường này có không dưới hai chục thợ sửa giày, nép mình dưới mái hiên, lùi sâu vào vỉa hè. Chỉ cần một cái bàn con con, hai chiếc ghế nhựa và một số đôi giày cũ cùng keo, kéo, kìm
Tại tỉnh Quảng Trị, có một ông có gần 100 người con của hơn 20 bà vợ, trong đó có 13 bà đang sống chung với ông và các con trong cùng 1 xóm nhà, những bà vợ khác sống tại nhiều nơi từ miền Trung đến miền Nam. Hơn một nửa số vợ của ông đều nằm trong thành phần chết chồng, chồng bỏ. Ông bày tỏ rằng mình chúa ghét những gã đàn ông "quất ngựa truy phong".
Theo ghi nhận của báo quốc nội, ngày nay, tại Sài Gòn và một số thành phố lớn của VN, không chỉ phụ nữ giải phẫu thẩm mỹ để làm đẹp mà đàn ông và cả một số bà lão tuổi lục tuần cũng khoái đi thẩm mỹ viện sửa tướng để "ăn nên làm ra", để gia đình sung túc, để giữ vận may phước lành cho con cháu... Báo Kinh Tế Đô Thị viết như sau.
Theo báo quốc nội, tại TPSG có một họa sĩ đã mở xưởng làm tranh từ cánh bướm. Hàng nghìn cánh bướm ẩn hiện "dệt" nên những bức tranh hoàn chỉnh với nhiều đề tài như phố, làng quê Việt Nam. Tranh làm từ cánh bướm của họa sĩ này, được bày bán ở Diamond Plaza, TPSG, đang là mặt hàng hút khách, đặc biệt là khách chuộng "đồ độc". Tin Nhanh VN viết như sau.
Thành phố Sài Gòn về đêm có nhiều con phố không ngủ với những quán khuya đủ loại: quán trong các ngõ hẻm, quán khuya di động với những xe hủ tiếu bán rong, quán khuya bán cho những thực khách khá giả. Báo Sài Gòn Tiếp Thị viết về các quán khuya ở Sài Gòn như sau.
Trên con đường thiên lý Bắc- Nam, ai qua Đồng Hới thị xã tỉnh lỵ của Quảng Bình vừa trở thành thành phố sẽ gặp "Quảng Bình quan" và Lũy Thầy nằm bên bờ Nhật Lệ. Tại tỉnh này, tỉnh của những di tích- danh thắng nổi tiếng, đã có nhiều di tích bị bỏ quên. Báo SGGP viết như sau.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.