Hôm nay,  

Độc Chiêu Của ‘tôm Tặc’

7/7/200400:00:00(View: 6218)
Bạn,
Trong số các huyện ngoại thành Sài Gòn, huyện Cần Giờ là huyện nghèo nhất. Do diện tích trồng trọt quá ít, nhiều gia đình nông dân mưu sinh bằng nghề nuôi trồng thủy sản, trong đó, nuôi tôm là nguồn mưu sinh chính. Thế nhưng, theo báo SGGP, trong 6 tháng đầu năm 2004, nhiều gia đình cư dân ở huyện Cần Giờ mưu sinh bằng nghề nuôi tôm đã khốn đốn vì nạn trộm tôm. Các băng trộm tôm luôn tung các độc chiêu khi hành nghề, nhiều trại tôm đã bị trộm sạch. Tháng 6 vưà qua, nạn trộm tôm rộ lên, đặc biệt là vào mùa Euro này. SGGP gọi dân trộm tôm là "tôm tặc" và ghi nhận về hiện trạng này qua đoạn ký sự như sau.
Tại xã Bình Khánh, một gia đình vừa bị trộm tôm, cho biết bọn trộm tôm ra "chiêu" độc lắm: Chúng tháo ống bọng cho đến cạn queo, mặc cho tôm theo nước ra sông. Đến khi vuông tôm đã cạn nước, chúng dùng thúng, dùng rổ xúc càn, xúc đại, được bao nhiêu hay bấy nhiêu, nếu có động tĩnh là chúng chuồn nhanh, bỏ lại sự thiệt hại nặng nề cho người nuôi tôm. Điều đáng quan tâm là bọn trộm đã điều nghiên rất kỹ về tình hình các vuông tôm. Chúng biết rõ từng vuông tôm nào sắp thu hoạch để ra tay.

Hành tung của bọn trộm rất tinh vi, hầu hết bọn chúng đến từ phía bên kia sông Lòng Tàu, chèo thuyền sang bên này dưới hình thức đi giăng câu, kéo lưới. Chờ có dịp thuận lợi là chúng ra tay, không cần đợi đến đêm hôm, tối trời. Một kiểu trộm khác cũng khá độc chiêu là chúng thả lưới, mỗi lần kéo lưới là có khoảng 25-30 kg tôm. Ông Bảy Xíu, ở xã Bình Khánh là nạn nhân của kiểu trộm này. Ông trầm ngâm nhớ lại: "Tôi rọi đèn pin đi kiểm tra vuông tôm không thấy gì, 20 phút sau kiểm tra tiếp thì phát hiện một tay lưới đang giăng trong vuông tôm, tôi kéo lên thì tôm vướng lưới đem cân đến 27 kg, trên bờ đê còn để lại dấu nước của bọn trộm tôm kéo lưới đi qua mà mình không phát hiện kịp - Bảy Xíu nhẩm tính - Nếu tính một lưới bình quân 25kg, trong 15 phút chúng có thể kéo 3 lưới, mất toi cả 75kg".
Bạn,
Báo SGGP dẫn lời 1 viên chức xã Bình Khánh huyện Cần Giờ, cho biết: "Xã đã phải tăng cường mọi biện pháp, huy động tất cả các lực lượng dân quân để bắt các băng trộm tôm. Nhưng do tình hình địa bàn quá rộng lớn nên việc ngăn chận chưa có hiệu quả". Trước sự bất lực của cơ quan chức năng địa phương, nạn "tôm tặc" vẫn diễn ra hàng đêm, nhiều gia đình nông dân đã trắng tay vì đại nạn này.

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc, miền Bắc VN, có khu nghĩa trang Thanh Tước, huyện Phú Yên, có cả một xóm chuyên "phục vụ" cho dân tài xế chạy xe đò với những cô gái từ nhiều nơi đổ về. Sáng trưa, chiều, tối, xóm luôn đông khách và hoạt động khá công khai. Báo Hạnh Phúc-Gia Đình ghi nhận về xóm này như sau.
Theo báo Người Lao Động, trên địa bàn TPSS, có cả một "kỹ nghệ" làm rượu rắn dỏm được khai sinh ở "làng" rượu rắn tại quận 12, dùng lò xo "nong" cho cổ rắn chàm quặp hóa thành mang bành, đến cấy vẩy để biến thành rắn hổ mang ngâm rượu. Báo Người Lao Động viết về làng rắn này qua đoạn ký sự như sau.
Theo báo quốc nội, miền Đông Nam phần đang đứng trước nỗi lo khô hạn, có thể là cơn đại hạn lớn nhất trong nhiều năm qua. Các sông, hồ đang thiếu nước nghiêm trọng. Thiệt hại về kinh tế - đời sống có khả năng sẽ rất lớn. Trận chiến chống hạn năm nay vô cùng khó khăn, vất vả. Báo Lao Động ghi nhận về tình hình hạn hán tại các tỉnh miền Đông Nam phần như sau.
Theo báo quốc nội, tại SG, hiện tượng học sinh đi xe máy xịn, xài điện thoại di động cao cấp, mặc đồ hàng hiệu, trong túi rủng rỉnh tiền bạc, chơi bời xả láng... là chuyện khá phổ biến. Nhưng khó ai ngờ rằng thủ phạm của những vụ trộm có khi lên đến hàng trăm triệu đồng lại là những quý tử mới 9, 10 tuổi. Khi sự việc vỡ lở, các bậc làm cha làm mẹ mới tá hỏa rồi đổ lỗi cho nhau.
Theo báo Tuổi Trẻ, tại miền núi tỉnh Quảng Ngãi, trên địa bàn xã Trà Sơn, huyện Trà Bồng, 1 bản làng có 34 gia đình đang phải đối mặt với thảm họa núi nứt. Ngày 7 tháng 11 vưà qua, đã có 33 gia đình di dời nhà về tạm cư cách làng cũ hơn 300 mét. Tại nơi tạm cư, dân bản làng này vẫn còn nhiều nỗi lo về đời sống như ghi nhận của báo TT qua đoạn ký sự như sau.
Tại các bệnh viện lớn ở thành phố SG, Hà Nội, người khám bệnh thường gặp sự mời chào của những người bán sổ y bạ, kiêm luôn nhiệm vụ dẫn dắt bệnh nhân đến những nơi điều trị "tốt" mà tiền công khám bệnh cũng bằng tiền khám dịch vụ trong bệnh viện. Đó chính là hình ảnh thường gặp của "cò" bệnh viện. Báo Kinh Tế-Đô Thị viết về cò dịch vụ tại các bệnh viện HN như sau.
Theo ghi nhận của báo quốc nội,khu nhà ở của dân nhập cư tại một số quận TP.SG, dường như tách hẳn với bên ngoài: tạm bợ, nhếch nhác và có vẻ cảnh giác với người lạ. Đó là những khu nhà không có số, không có ghi trên bản đồ địa phương. VASC ghi nhận hiện trạng này như sau. Tại phường Phú Trung, quận Tân Phú có hơn 1 ngàn 500/5 ngàn căn nhà không có số.
Theo báo quốc nội, sau ngày dịch cúm gia cầm được khống chế, tại biên giới phía Bắc VN, thị trường thịt, trứng gia cầm cầu lớn hơn cung, lập tức gà, vịt từ Trung Quốc xâm nhập vào Lạng Sơn theo các con đường mòn suốt chiều dài 253km đường biên
Những ngày gần đây, người trong giới cũng như khán giả yêu ca nhạc thành phố đang xôn xao về việc một học trò của nhạc sĩ Đỗ Quang là Tuyết Sơn, đang kiện thầy ra tòa. Báo SGGP ghi nhận vụ việc như sau. Tuyết Sơn (tên thật là Nguyễn Hồ Khánh Sơn, năm nay 19 tuổi) là Việt kiều Úc, đã bỏ dở chuyện học hành để về nước thực hiện giấc mộng làm ca sĩ. Tuyết Sơn nhận nhạc sĩ Đỗ Quang làm thầy dạy nhạc trong vòng 4 tháng với giá 15 ngàn Mỹ kim tiền dạy
Theo báo quốc nội, từ tháng 10/2004,sau khi các trường đại học, cao đẳng khai giảng niên học mới, thì các trung tâm luyện thi đại học tại SG lại bắt đầu hoạt động.Học phí luyện thi đại học cho mùa thi 2005 đang có cái giá... trên trời, có nơi lên đến 10 triệu đồng/học viên/khóa 9 tháng! Không chỉ vậy, hiện đang có không ít trung tâm luyện thi đại học ở TPSG đang tung chiêu câu khách mới
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.