Hôm nay,  

Chuyện Nhãn Cổ Bạc Liêu

19/03/200500:00:00(Xem: 5391)
Bạn,
Tại miền Tây Nam phần, trong các loại cây trồng, có cây nhãn Bạc Liêu nổi tiếng về giá trị lịch sử nhân văn từ hàng trăm năm qua.Nhãn Bạc Liêu tồn tại trên sự quy hợp của 3 nền văn hóa VN- Hoa-Khmer. Sau bao năm tháng, dù diện tích nhãn vẫn còn đó, vẫn nguyên như ngày nào, nhưng còn không tới 1/3 diện tích nhãn nguyên chủng chính hiệu Bạc Liêu. Báo Lao Động viết về về thời vang bóng của nhãn Bạc Liêu như sau.
Thật ra không phải bây giờ, hay cuối thập niên của thế kỷ trước người ta mới biết đến vườn nhãn Bạc Liêu. Trước đó, vườn nhãn Bạc Liêu đã nức tiếng Nam kỳ lục tỉnh. Trong cuốn sách "Bạc Liêu xưa và nay" của Huỳnh Minh xuất bản năm 1966 viết: " Lại nữa, trong đời bạn, ít ra cũng có một đôi lần nghe nói đến nhãn ngon danh tiếng của xứ muối" Bạn nếu có dịp về chơi xứ muối, xin hãy ra ngoạn cảnh ở vườn nhãn Bạc Liêu, sẽ được thích ý ngắm những vườn nhãn nơi đây giăng giăng san sát dọc theo bãi biển 9 -10 cây số. Lúc trước cậu hai Trần Trinh Đinh con nhà tỷ phú Trần Trinh Trạch có cất nhà mát tại bãi biển này, dành khi nhàn rỗi rủ nhau ra đây thưởng thức cảnh trăng thanh gió mát". Đó là lúc đất giòng nhãn mới hình thành, con đường từ thị xã Bạc Liêu ra vườn nhãn phải đi bằng xe lôi, đất đỏ, chưa có đường lớn hình thành.

Cách đây trên 5 năm, lúc đó nhãn Bạc Liêu không xuất cảng sang Trung Quốc được, người trồng nhãn lao đao. Viện Nghiên cứu cây ăn quả miền Nam đã lại tạo giống nhãn mới, vừa dày cơm thơm lừng, vừa cho năng suất cao. Vậy là người trồng nhãn Bạc Liêu đem về trồng thử nghiệm. Nhưng chỉ số ít vì dị ứng với giống nhãn "ngoại lai". Càng về sau diện tích trồng nhãn mới càng mở rộng vì hiệu quả kinh tế cao hơn giống nhãn cũ nhiều lần.
Anh Trương Đức Tồng, ấp Biển Tây B, xã Vĩnh Trạch Đông cho nhớ lại: "Lúc đầu tôi đem về 10 gốc nhãn xuồng cơm vàng về trồng, cha tôi kêu tôi rầy một chập, ổng bảo phải giữ nhãn Bạc Liêu chớ. Tôi cũng nghĩ vậy, nhưng đến khi thu hoạch thì nhãn Bạc Liêu không thể sánh bằng được về hiệu quả kinh tế". Không riêng gì anh Tòng, mà anh Trần Phong, anh Hoàng Minh Chiến... bây giờ trên mảnh vườn của mình chỉ còn trơ lại vài gốc nhãn Bạc Liêu già cỗi. Tất cả được ưu tiên cho những loại nhãn mang lợi nhuận cao hơn. Hiện tại theo thống kê của 2 xã Hiệp Thành và Vĩnh Trạch Đông, toàn bộ diện tích vườn nhãn Bạc Liêu có trên 228 hecta, nhưng không ai nắm rõ được có bao nhiêu thuần chủng, chỉ biết là loại nhãn cổ còn lại rất ít.
Bạn,
Cũng theo báo LĐ, du lịch vườn nhãn là một địa chỉ không thể thiếu trong bản đồ du lịch Bạc Liêu. Nhưng nhãn cổ Bạc Liêu đang bị hạ đốn từng ngày, diện tích bị thu hẹp dần...Và có thể ngày nào đó, nhãn cổ xứ này chỉ còn trơ gốc, thương tiếc biết bao cây nhãn tại một vùng đất hình thành từ sự hòa hợp 3 dòng văn hóa của ba dân tộc: Việt -Hoa - Khmer.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Khi đổi tên, sẽ thoát tụt hậu? Có vẻ như nhiều quan chức Hà nội tin như thế…
Hình như chính phủ Hà nội lo sợ dân chúng biểu tình theo kiểu như Hồng Kông… do vậy cảnh sát phải diễn tập đàn áp biểu tình.
Từ chiến tranh thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, cho tới các sóng gió Biển Đông… bàn tay chính phủ Bắc Kinh hung hiểm phóng phi tiêu ra tứ phía…
Con gà đẻ trứng vàng cho Việt Nam và các nước Đông Nam Á vẫn luôn luôn là ngành du lịch… vì tự nhiên khách quốc tế rủ nhau tới xài tiền trong sân nhà mình…
Lúc nào cũng trai thừa, gái thiếu… thặng dư chênh lệch trên cả nước, không chỉ tại Sài Gòn.
Tưng bừng kinh doanh lậu… Đó là chuyện bến bãi đường thủy…
Dầu lậu chở lặng lẽ… cả chục ngàn lít dầu… không xuất xứ. Hẳn là tham nhũng, hay hối lộ…
Nhiều ngân hàng không biết làm sao thu hồi tiền cho vay, khi các dự án khổng lồ liên tục thua lỗ… và ngập nợ.
Có quá nhiều nỗi lo cho khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long…
Thôi thì bỏ phạt… hy vọng học trò ngoan mãi, biết vâng lời và học giỏi. Bản tin GiadinhNet kể về một ngôi trường tại Hải Phòng
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.