Hôm nay,  

Sông Rạch Bị Lấn Chiếm

05/07/200400:00:00(Xem: 4985)
Bạn,
Hệ thống sông rạch trên địa bàn thành phố Sài Gòn đã bị san lấp, lấn chiếm lung tung. Các cơ quan chức năng quản lý kiểm tra, phát giác vi phạm thì nhiều nhưng xử lý được rất ít. Một số sông rạch đã và đang bị "xoá tên". Báo Người Lao Động trình bày về hiện trạng này như sau.
Theo Khu đường sông (Sở Giao thông Công chánh TPSG), việc lấn chiếm sông rạch xảy ra trên tất cả các tuyến và mọi hình thức: Từ xây dựng lấn chiếm ven bờ để ở cho đến san lấp một phần hoặc lấp toàn tuyến sông rạch để sản xuất kinh doanh. Có nơi làm lén lút, nơi làm công khai, đã lập biên bản, làm cam kết song vẫn tái lấn chiếm... Chỉ tính từ năm 2000 đến nay, Khu đường sông đã phát hiện, lập biên bản chuyển UB các quận huyện 217 trường hợp lấn chiếm nhưng các quận, huyện chỉ mới xử lý được 53 trường hợp.
Rạch Ông Tắc ở quận 7 là một trong những "điểm nóng" lấn chiếm của TPSG. Chỉ trên một đoạn rạch ngắn ngang qua phường Tân Thuận Đông đã có đến 6 hộ dân tự tiện san lấp, lấn rạch để làm nhà ở. Tháng 7.2003, trạm quản lý đường sông số 3 phát hiện ông Vũ Hữu Cường lấp một phần rạch, chiếm trên diện tích 8.5 x 10m và lập biên bản chuyển UBD quận. Nhưng mãi cho đến nay hiện trạng vẫn như cũ. Trong số 57 vụ lấn chiếm ở quận 7 đã lập biên bản từ 2000 đến nay chỉ có 8 vụ được xử lý. Nhà Bè cũng là một địa bàn có sông rạch bị san lấp nhiều: Trong số 44 vụ bị phát hiện, lập biên bản từ hơn 3 năm qua chỉ giải toả được 18 vụ, còn lại 24 vụ bị "ngâm" từ năm này sang năm khác.

Nhưng tất cả những vụ lấn chiếm kể trên chỉ là "chuyện nhỏ" so với trường hợp của 2 "đại gia" là Cty Phú Mỹ Hưng và Cty đầu tư xây dựng Tân Thuận. Đoạn rạch Ông Kích trên địa bàn quận 7 có chiều dài 3km, ngang khoảng 30m đã bị 2 Cty này san lấp gần hết. Theo Khu đường sông, trong năm 2003, sau khi phát hiện vụ lấn chiếm sông rạch quy mô lớn này, ban giám đốc Khu đường sông đã nhiều lần trực tiếp làm việc với 2 Cty và các cơ quan có trách nhiệm liên quan, yêu cầu phải khôi phục nguyên trạng.
Ông Nguyễn Danh Thuần, Trưởng phòng Kế hoạch - Đầu tư của Khu đường sông cho biết: Theo các quy định hiện hành thì việc kiểm tra, phát hiện và lập biên bản các vụ lấn chiếm sông rạch do Khu đường sông thực hiện. Còn việc xử lý buộc tháo dỡ phần lấn chiếm, phục hồi nguyên trạng thuộc trách nhiệm UB các quận huyện. Vì vậy, hiệu quả chống lấn chiếm tuỳ thuộc rất nhiều vào sự tích cực của chính quyền địa phương. Quy định về xử phạt hiện quá thấp, chưa đủ răn đe đối tượng vi phạm, nếu không nộp phạt thì cũng không có cách gì chế tài được.
Bạn,
Cũng theo báo NLĐ, từ tháng 1.2004 đến nay, từ khi lực lượng thanh tra giao thông thuỷ vào cuộc, số vụ lấn chiếm mới tuy có giảm nhưng vẫn còn xảy ra thường xuyên. Riêng các vụ cũ thì vẫn cứ "ngâm" mãi chưa giải quyết được. Với tình trạng này, dần dần một số sông rạch ở TPSG sẽ biến mất, là một trong những nguyên nhân chính gây ra tình trạng ngập úng trên diện rộng mỗi khi có mưa lũ hoặc triều cường.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Địa cầu ngày càng nóng hơn, biến đổi khí hậu (BĐKH) gay gắt hơn, biển ngày càng dân cao hơn, nhiều vùng ven biển Việt Nam đang sạt lở tới mức báo động, diện tích nông nghiệp ở nhiều vùng đồng bằng bị biển xâm thực và ngập mặn nhiều hơn…
Kinh tế Việt Nam sẽ tăng chậm lại trong năm 2019, nhưng vẫn là mức tăng nhanh nhất khu vực.
Du khách tới Sài Gòn tăng đều… Tiền thu nhờ du lịch tăng đều…
Du học sinh không muốn về lại Việt Nam… Không ai muốn về cả.
Hít thở cũng là một khó khăn mới tại Sài Gòn… khi không khí bỗng nhiên ô nhiễm hơn.
Giảm giờ làm có nên không? Hầu hết người lao động đều muốn giảm bớt giờ làm việc…
Ngang ngược là kiểu Trung Quốc truyền thống… Hung hăng để chiếm đất, chiếm biển… May mắn thời này còn quốc tế.
Lại mưa lụt Đồng Nai… nơi trước giờ mưa thuận gió hòa so với các tỉnh Miền Trung…
Đòi nợ bằng bạo lực là một hiện tượng đáng sợ tại nhiều thành phố lớn. Đòi nợ thuê là một dịch vụ gây kinh hoàng…
Gần đây, thấy có người gọi Việt Nam là “xứ Đông Lào”… chữ này thoạt nghe hơi khó hiểu, nhưng nghĩ một chặp mới hiểu ra, rằng VN là đất nước phía Đông nước Lào, cũng một dạng chậm tiến y hệt như “chính chủ nước Lào”…
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.