Hôm nay,  

Chợ Trên Sông Cuối Năm

28/01/200500:00:00(Xem: 5165)
Bạn,
Theo báo quốc nội, tại miền Tây Nam phần, càng gần đến cuối năm, chợ nổi Cái Răng càng đông đúc với hàng ngàn ghe, tàu đầy ắp sản vật từ khắp nơi đổ về. Thành phần bán, mua chính yếu ở chợ nổi là dân thương hồ rày đây mai đó, dong ghe khắp các miền quê thu gom hàng nông sản về bán tại chợ và lại lấy hàng hóa khác đưa về các nơi. Vào mùa bán hàng Tết năm nay, nhiều thương buôn sông nước ở chợ nổi không giấu vẻ âu lo dù bán được hàng. Họ nói năm nay giá nông sản không tăng trong khi giá xăng dầu và các mặt hàng khác đều tăng nên không chỉ nông dân chịu thiệt mà giới thương hồ cũng bị thua lỗ đậm. Báo Người Lao Động ghi nhận hoạt động của thương hồ tại chợ nổi Cái Răng như sau.
Phải hết sức vất vả anh tài công mới điều khiển được chiếc ghe chở phóng viên len lách vào đoàn thuyền đông đặc trên mặt sông Cần Thơ. Chợ nổi Cái Răng đang vào mùa bán Tết, tràn ngập màu sắc tươi rói của hàng nông sản từ khắp lục tỉnh đổ về: củ kiệu trắng tinh tươm; hành tím, cà chua, ớt... đỏ hực; khóm vàng tươi, dưa hấu xanh bóng, rau cải óng ả mượt mà. Nguyễn Văn Thanh, 21 tuổi nhưng đã có 8 năm bán hàng ở chợ nổi, chỉ chiếc ghe khẳm lừ chở 7 tấn khóm Ba Đình (Kiên Giang), nói: "Khóm năm nay nhiều lắm, không sợ thiếu hàng, chỉ sợ bán không hết". Hàng chục chủ ghe chuyên bán khóm cho biết năm nay giá khóm không tăng so với năm ngoái, khóm trái bán sỉ 3 ngàn đồng/trái, bán lẻ 5 ngàn đồng/trái. Mặt hàng bán chạy nhất ở chợ nổi lúc này là củ kiệu. Bà Năm Vạn, chủ một ghe kiệu 30 tấn, cho biết giá kiệu bán sỉ 3 ngàn đồng/kg, bán lẻ 3 ngàn 500 đồng/kg và mỗi ngày bà bán ra từ 7 đến 8 tấn kiệu. Một mặt hàng khác cũng đang tràn ngập chợ nổi và bán rất nhanh là củ sắn. Anh Nguyễn Văn Út từ Trà Ôn (Vĩnh Long) chở củ sắn sang chợ nổi bán cho biết mỗi buổi chợ anh bán từ 3 đến 4 tấn với giá 1 ngàn 600 đồng/kg.

Ngoài những mặt hàng nông sản đặc trưng phục vụ Tết của các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, chợ nổi Cái Răng còn có sự góp mặt của những chiếc ghe trọng tải lớn "chuyên trị" hàng lê-ghim Đà Lạt. Anh Bùi Quốc Việt, chủ một ghe hàng 4 tấn chuyên mua đi bán lại hàng lê-ghim, buồn hiu: "Mỗi ngày tôi chạy một chuyến hàng Cái Răng - Long Xuyên, đi về gần 200 cây số đường sông mà lời chưa tới 200 ngàn đồng/chuyến. Năm nay hàng họ như vầy nên dân thương hồ chủ yếu lấy công làm lời".
Bạn,
Báo SGGP viết tiếp: Buổi tối, trở lại chợ nổi, phóng viên đứng trên cầu Cái Răng phóng tầm mắt về phía chợ. Cả một đoạn sông mênh mông rực sáng ánh đèn, tàu ghe vẫn tấp nập ngược xuôi, mua bán. Tưởng phóng viên là du khách phương xa, một cụ già đứng hóng mát trên cầu bắt chuyện: "1-2 giờ sáng là chợ đã nhóm rồi, tới 11-12 giờ đêm mới nghỉ một chút. Nhưng càng gần đến Tết thì chợ nhóm suốt ngày đêm. Chợ đã vào mùa bán Tết rồi đó!"

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Khi đổi tên, sẽ thoát tụt hậu? Có vẻ như nhiều quan chức Hà nội tin như thế…
Hình như chính phủ Hà nội lo sợ dân chúng biểu tình theo kiểu như Hồng Kông… do vậy cảnh sát phải diễn tập đàn áp biểu tình.
Từ chiến tranh thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, cho tới các sóng gió Biển Đông… bàn tay chính phủ Bắc Kinh hung hiểm phóng phi tiêu ra tứ phía…
Con gà đẻ trứng vàng cho Việt Nam và các nước Đông Nam Á vẫn luôn luôn là ngành du lịch… vì tự nhiên khách quốc tế rủ nhau tới xài tiền trong sân nhà mình…
Lúc nào cũng trai thừa, gái thiếu… thặng dư chênh lệch trên cả nước, không chỉ tại Sài Gòn.
Tưng bừng kinh doanh lậu… Đó là chuyện bến bãi đường thủy…
Dầu lậu chở lặng lẽ… cả chục ngàn lít dầu… không xuất xứ. Hẳn là tham nhũng, hay hối lộ…
Nhiều ngân hàng không biết làm sao thu hồi tiền cho vay, khi các dự án khổng lồ liên tục thua lỗ… và ngập nợ.
Có quá nhiều nỗi lo cho khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long…
Thôi thì bỏ phạt… hy vọng học trò ngoan mãi, biết vâng lời và học giỏi. Bản tin GiadinhNet kể về một ngôi trường tại Hải Phòng
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.