Hôm nay,  

Nạn Sao Chép Sách

13/01/200500:00:00(Xem: 5176)
Bạn,
Theo báo quốc nội, tại VN, tình trạng sao chép trong lĩnh vực xuất bản và phát hành sách đã ở mức báo động. Phóng viên báo SGGP vưà làm một cuộc khảo sát tại các nhà sách, đã ghi nhận rằng "sách nhái", "sách sao chép" trùng lặp rất nhiều. Nhiều sách tuy có tiêu đề khác nhau nhưng nội dung lại giống nhau, và lại cùng 1 nhà xuất bản. Báo SGGP ghi lại một số trường hợp như sau.
Giá sách trên thị trường quá cao, phần lớn bạn đọc trẻ dành dụm và đắn đo lắm mới quyết định mua một cuốn sách. Vậy mà..., bạn Mai Phương (quận 1) bày tỏ, mới đây Phương mua hai cuốn sách của tác giả Quỳnh Dao: "Hãy hiểu tình em" (giá 36 ngàn đồng) và "Bông cúc vàng" (33 ngàn đồng). Cả hai cuốn đều do Nhà Xuất Bản Nhà Văn, vốn có uy tín với bạn đọc và được in ấn rất đẹp. Thế nhưng, bạn đã bất ngờ và thất vọng, bởi hai cuốn sách có nhan đề khác nhau, nhưng có cùng một nội dung về chuyện đời của một cô giáo nghèo, có hoàn cảnh khó khăn, trải qua bao gian truân mới tìm được hạnh phúc.
Phóng viên đã đọc kỹ hai cuốn sách trên và đối chiếu nội dung. Có thể thấy, những người làm sách đã cố tình "sao chép" một cách tinh vi bằng cách sửa đổi một số tên tuổi, địa danh.

Trường hợp hai cuốn sách trên không phải là hi hữu. Thử làm một cuộc khảo sát tại các nhà sách, có thể thấy tình trạng "sách nhái", "sách sao chép", trùng lặp rất nhiều. Trên tay phóng viên cũng có hai cuốn: "Đêm trên sông nước" và "Một chuyến bay đêm" của tác giả Mỹ Ken. F. Cả hai cuốn có cùng một nội dung nhưng cách dịch hơi khác nhau. Nhân vật chính của truyện ở tuổi 40 có cuốn dịch là "chàng" và "nàng", cuốn kia lại dịch là "ông" và "bà". Cuốn sách có số trang nhiều hơn phần lớn tập trung miêu tả những cảnh phòng the, tình dục...
Việc kết luận ai sao chép của ai là việc cần phải làm của những cơ quan chức năng.Trong lĩnh vực này, lâu nay hầu như bị buông lỏng. Tác giả, nhà xuất bản bị "luộc" sách, phần lớn "ngậm đắng nuốt cay". Có trường hợp, nạn nhân còn phải năn nỉ những kẻ làm sách lậu đừng "luộc" sách của mình. Ở góc độ những người làm sách, đây là một kiểu làm ăn chụp giựt, thiếu lương tâm, cần bị loại bỏ. Và, trách nhiệm lớn nhất trong việc này vẫn là bản lĩnh và trách nhiệm của giám đốc nhà xuất bản.
Ở đây, Nhà xuất bản Hội Nhà văn đã lơi lỏng trong quản lý kế hoạch đề tài, giao phó hoàn toàn việc xuất bản sách các đối tác. Đến nay, cả hai cuốn sách trên cùng sóng đôi, đàng hoàng xuất hiện trên thị trường, tại các nhà sách mà nhà xuất bản cũng không hề hay biết.
Bạn,
Phóng viên SGGP dẫn lời 1 nữ quản thủ thư viện của một trường đại học cho biết, thư viện của trường này mua sách bằng ngân sách công. Người duyệt kinh phí mua sách chỉ đọc qua danh mục sách để chọn mua chứ không thể biết nội dung bị trùng lặp, vừa qua nữ quản thủ thư viện này đã mua một số sách văn học dịch và đã bị trùng lặp rất nhiều.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.