Hôm nay,  

Chữ Nghĩa Của Bảng Hiệu

12/01/200500:00:00(Xem: 5665)
Bạn,
Theo SGGP, các kiểu bảng hiệu của người Sài Gòn bây giờ là dùng hình tượng. Trước là dùng hình thay chữ, hoặc bảng hiệu hộp đèn chữ nổi hay sử dụng đèn huỳnh quang kéo sợi, thịnh hành trong khoảng 20 năm. Từ các thập niên đầu thế kỷ 20, bảng hiệu có kèm theo minh họa tượng trưng như kiểu hiệu kem Hynos của doanh nhân Huỳnh Đạo Nghĩa vẽ anh Bảy Chà Và da đen cười khoe răng trắng; hiệu xà bông Cô Ba của Trương Văn Bền vẽ hình cô Ba, hoa khôi con thầy Thông Chánh. Hiện nay, Sài Gòn đang vào thời kỳ sử dụng bảng hiệu nền đồng vàng đánh bóng, khắc chữ nét son đỏ, thường là tại các cửa hiệu xuất nhập cảng, ngân hàng hay các tổng đại lý phân phối. SGGP viết về tiến trình các kiểu trình bày về hình thức và nội dung bảng hiệu tại Sài Gòn như sau.
Thời bảng hiệu vẽ đơn giản trên nền carton hay tôn mỏng kéo dài đến 40 năm. Thợ vẽ bảng hiệu thời đó coi là hành nghề quảng cáo và quảng cáo chỉ đơn giản là vẽ bảng hiệu mà thôi. Xa xưa, khi mới có phố buôn, bảng hiệu được cấu tạo bằng gỗ chạm, tỉ như hiệu Wang Tai, Di Sanh Long hay Thông Hiệp của tỷ phú Quách Đàm.Lý thú là vấn đề chữ nghĩa dùng cho bảng hiệu. Là thành phố nhập cư tứ xứ nên bảng hiệu viết bằng đủ thứ tiếng nhưng tất nhiên nhiều nhất vẫn là chữ Việt. Chữ Việt mà người Nam bộ dùng trong bảng hiệu cũng khác với miền Trung và miền Bắc như: không dùng các chữ "nhân-nhất mà dùng "nhơn-nhứt", lại còn có một số tiếp vị ngữ thông dụng như các hiệu thuốc Bắc thường có nhiều chữ "đường" nằm cuối, hiệu mì sợi thì hay dùng chữ "ký", các quán nhậu thì hay dùng hiệu có phần cương như "Tám Hổ, Năm Lửa, Tư Búa"...

Giữa Sài Gòn còn có cách chọn tên bảng hiệu mang tính địa phương như cà phê Gió Bắc, bánh bèo Ngự Bình. Trên đường Nguyễn Kiệm lại có gia đình Huế trưng lên một bảng hiệu dài dòng "10 món chè cung đình Huế", rồi chả cá Lã Vọng, cháo gà chiều Hà Nội, bún nước lèo Sóc Trăng, mì Quảng... Lại có nhóm ưa dùng tên quán mơ mộng như cà phê Giọt Đắng, Kỷ Niệm, Quên Lãng. Thời thịnh tiếng Anh thì nào cà phê nhạc Yesterday, thời trang Biển Ocean, nhà hàng Blue Ginger. Tiếng Italy thì có kem café Cioa, Pháp thì vẫn còn khách sạn Majestic, Continental, Caravelle hay Arc en ciel.
Cũng có một số cửa hàng chọn hiệu Hán - Việt cao sang như Hoàng Đế, Hoàng Cung, Soái Kình Lâm, Nữ Hoàng, một số khác thì đơn giản bình dân đến độ, dùng luôn số nhà làm bảng hiệu như phở số 1, cà phê 27.
Bạn,
Theo SGGP, nói về văn hóa bảng hiệu bình dân thì có nhiều cách. Thô sơ với một tấm bìa, một hộp xốp, có khi là cục gạch, gốc cây, người ta có thể viết ngoằn ngoèo lên đó tên một nhãn hiệu hay chỉ rõ một món hàng, dịch vụ như "Sửa giày, vá túi", "Bơm xe, vá ép", "Xôi vò, cơm rượu"...Bảng hiệu giúp thương trường sinh động với những "Cô Tư cơm tấm, dì Ba bánh bèo, bánh mì Ba Lẹ, Phất Lên.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Xem hát cải lương miễn phí? Chuyện này chỉ xảy ra tại Sài Gòn…
Doanh nghiệp Nhật Bản rủ nhau đầu tư vào nông nghiệp VN…
Bắt đầu quan ngại rồi… xuất cảng rau quả giảm trong năm nay.
Không dưng Việt Nam lại trở thành bãi đáp cho nhiều doanh nghiệp Trung Quốc trốn thuế…Báo Đất Việt kể: Lo Việt Nam thành bãi đáp cho DN Trung Quốc tránh thuế…
Nhà văn Phan Khôi sinh ngày 6 tháng 10 năm 1887. Nghĩa là, vào Chủ Nhật này (ngày 6 tháng 10/2019) là tròn 132 năm ngày sinh của cụ Phan Khôi.
Thường khi đầu tư vẫn có nghĩa là ném tiền lên cho bay theo gió… Chưa hẳn thế, nói đầu tư, có khi tiền vào túi riêng cán bộ và rồi khai đầu tư chưa hiệu quả…
Sinh viên đánh bài trong trường đại học. Đặc biệt đây là trường sư phạm… nghĩa là các thầy giáo tương lai.
Cấm hút thuốc thử nghiệm… hy vọng s4 thêm du khách không ưa thuốc lá.
Chính phủ CSVN bán nước với giá trên trời… làm người dân chới với.
Ngày cxàng khó thổ tại Hà Nội, khó thở tới sinh bệnh đủ thứ…
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.