Hôm nay,  

Tín Dụng Đen Ở Chợ

11/12/200400:00:00(Xem: 4971)
Bạn,
Theo báo SGGP, từ cuối tháng 11, các chợ lớn nhỏ ở TPSGđã nhộn nhịp không khí chuẩn bị nguồn hàng kinh doanh cuối năm. Nguồn vốn bao giờ cũng là vấn đề hàng đầu nhưng không phải tiểu thương nào cũng có sẵn vốn và có thể "với tay" đến nguồn vốn ngân hàng. Đến nay, tiểu thương vẫn chọn cách nhanh và gọn nhất là đi vay nóng và chịu lãi suất cao của các trùm tín dụng đen tại các chợ. SGGP ghi nhận về hiện trạng này qua một số trường hợp như sau.
Chị Lê Hoàng Kim, tiểu hương chợ Bến Thành cho biết chị cần vốn gấp và cả buổi chiều chị chạy vạy khắp nơi để vay 20 triệu đồng, chịu mức lãi đến 8%/tháng nhưng vẫn chưa được. Để đối phó với biến động giá cả bất thường, hiện nay những người cho vay chuyển sang cho vay vàng hay Mỹ kim để tránh tiền mất giá. Nếu vay bằng tiền đồng thì lãi suất 12%/tháng, tức nếu vay 20 triệu đồng thì mỗi ngày tiểu thương trả lãi ít nhất là 80.000 đồng, nhưng vẫn rất khó vay vào dịp Tết. Với những tiểu thương buôn bán lớn, lãi suất cao như vậy họ còn cầm cự được, nhưng tiểu thương bán nhỏ lẻ (rau, trái cây, cá thịt...) chỉ cần vay 3 - 5 triệu đồng với mức lãi trên, chẳng những không có ăn mà còn đổ nợ.

Chị Nguyễn Thủy Thanh, tiểu thương ngành quần áo may sẵn ở chợ Bà Chiểu cho biết, tiểu thương buôn bán nhỏ, không có điều kiện vay vốn ngân hàng nên "tín dụng đen" vẫn tồn tại, hoạt động âm ỉ, sống dai dẳng trên nỗi nhọc nhằn của người nghèo. Một viên chức Ban quản lý chợ Bến Thành cho rằng không còn tín dụng đen tồn tại trong chợ, nhưng chị Lê Bích Liên, bán tại quầy trái cây của chợ này, khẳng định tín dụng đen vẫn còn và bà con vẫn phải vay lãi cao.
Gần đến Tết, nhiều người cần tiền, nên lãi tăng cao từ 5% lên 10%, 12%, có chỗ đến 15%/tháng, tiểu thương vẫn phải vay. Tuy nhiên, chấp nhận trả lãi cao để có vốn cũng không dễ. "Tín dụng đen" cũng phải an toàn, không phải ai xin vay cũng được.
Hình thức vay ngày tại chợ đã cung cấp vốn tức thời cho các tiểu thương - trong khi các ngân hàng chưa làm được, nhưng nếu người vay không trả được nợ hoặc trả trễ một chút thì có chuyện ngay. Thường đằng sau người cho vay nóng là cả băng nhóm giang hồ chuyên đi đòi nợ thuê. Người vay không trả đúng hạn thường gặp rắc rối to, kể cả nguy cơ tán gia bại sản.

Bạn,
Cũng theo SGGP, thực tế là hầu hết các tiểu thương ở các chợ trên địa bàn TPSG muốn kinh doanh tốt thì phải có nguồn vốn để luân chuyển, đặc biệt là có nguồn vốn kịp thời thanh toán tiền mua hàng hóa. Vì thế "nhanh" vẫn là yếu tố hàng đầu, cho nên họ vẫn phải vay nóng của tín dụng đen.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Địa cầu ngày càng nóng hơn, biến đổi khí hậu (BĐKH) gay gắt hơn, biển ngày càng dân cao hơn, nhiều vùng ven biển Việt Nam đang sạt lở tới mức báo động, diện tích nông nghiệp ở nhiều vùng đồng bằng bị biển xâm thực và ngập mặn nhiều hơn…
Kinh tế Việt Nam sẽ tăng chậm lại trong năm 2019, nhưng vẫn là mức tăng nhanh nhất khu vực.
Du khách tới Sài Gòn tăng đều… Tiền thu nhờ du lịch tăng đều…
Du học sinh không muốn về lại Việt Nam… Không ai muốn về cả.
Hít thở cũng là một khó khăn mới tại Sài Gòn… khi không khí bỗng nhiên ô nhiễm hơn.
Giảm giờ làm có nên không? Hầu hết người lao động đều muốn giảm bớt giờ làm việc…
Ngang ngược là kiểu Trung Quốc truyền thống… Hung hăng để chiếm đất, chiếm biển… May mắn thời này còn quốc tế.
Lại mưa lụt Đồng Nai… nơi trước giờ mưa thuận gió hòa so với các tỉnh Miền Trung…
Đòi nợ bằng bạo lực là một hiện tượng đáng sợ tại nhiều thành phố lớn. Đòi nợ thuê là một dịch vụ gây kinh hoàng…
Gần đây, thấy có người gọi Việt Nam là “xứ Đông Lào”… chữ này thoạt nghe hơi khó hiểu, nhưng nghĩ một chặp mới hiểu ra, rằng VN là đất nước phía Đông nước Lào, cũng một dạng chậm tiến y hệt như “chính chủ nước Lào”…
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.